- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Lan-Argentina: Thành bại tại cái cột dọc
“Chỉ chừng đó thôi”, cựu hậu vệ đội tuyển Hà Lan Ruud Krol vừa nói dùng ngón trỏ và ngón cái tạo ra một khoảng cách chừng... 1 mi-li-mét khi nói chuyện với nhà báo David Winner.
“Chỉ
chừng đó thôi”, cựu hậu vệ đội tuyển Hà Lan Ruud Krol vừa nói dùng ngón
trỏ và ngón cái tạo ra một khoảng cách chừng... 1 mi-li-mét khi nói
chuyện với nhà báo David Winner.
Thấy như vậy hãy còn... quá lớn, ông cho cả 2 ngón tay chạm vào nhau luôn và lại nói: “Vâng, chỉ chừng ấy thôi”. Ý của Krol: nếu quả bóng trong trận chung kết World Cup 1978 chệch đi một chút xíu, Hà Lan đã là nhà vô địch thế giới.
Trước cuộc thư hùng Argentina - Hà Lan, “cư dân mạng” chế một bức ảnh, trong đó 3 đội Argentina, Brazil và Đức ngồi ăn với nhau, Hà Lan cầm đĩa đến định ngồi xuống thì bị đuổi đi vì “đây là bàn của những đội từng vô địch thế giới”. Đấy chỉ là một trong số rất nhiều những lời chọc ghẹo dành cho Hà Lan, nền bóng đá vĩ đại bậc nhất nhưng chưa từng chạm tay vào Cúp vàng thế giới.
Mọi
thứ đã khác nếu như trận chung kết năm 1978 giữa Argentina và Hà Lan,
quả bóng từ chân của Rob Rensenbrink chệch đi một chút. Khi ấy đã là
phút thứ 90, tỷ số đang là 1-1, vì tình huống ấy chỉ bật cột nên trận
đấu phải đá thêm hiệp phụ và Argentina đã thắng 3-1. Hà Lan lần thứ 2
liên tiếp thất bại trong một trận chung kết World Cup.
Hà Lan đã chơi tuyệt hay tại World Cup trên đất Argentina. Không có Johan Cruyff, Rensenbrink đã xuất sắc sắm vai thủ lĩnh để mang Hà Lan vào trận chung kết. Chỉ cần ghi nốt bàn thắng vào cuối trận ấy, Rensenbrink sẽ trở thành Vua phá lưới, là cầu thủ hay nhất giải, sẽ được tôn vinh là Thánh như Cruyff, sẽ có những con đường hoặc quảng trường đặt theo tên ông.
Nhưng chỉ vì khoảng cách mong manh chưa đến 1 mi-li-mét, Rensenbrink mất tất cả về tay Mario Kempes. Người Hà Lan trách móc ông nhiều đến mức ông buồn bã sống ẩn dật, không tiếp xúc với ai nữa. Khi David Winner, tác giả của cuốn sách tuyệt hay về bóng đá Hà Lan là “Brilliant Orange” tìm đến, Rensenbrink mới bày tỏ cõi lòng.
Ngày ấy, Argentina làm đủ mọi cách để có thể hạ Hà Lan trong trận chung kết. Họ gây áp lực lên FIFA để được chọn trọng tài theo ý mình, chiếc xe chở đội tuyển Hà Lan trước khi đến sân River Plate nơi diễn ra trận chung kết thì chạy một vòng rồi dừng lại ở một điểm để các CĐV gào thét, chửi rủa họ thậm tệ. Trận chung kết, Hà Lan vào sân trước, nghe miệt thị chán chê từ khán đài thì thủ quân Daniel Passarella và các đồng đội bên phía chủ nhà mới chậm rãi bước vào.
Mặc
kệ sân khách, mặc kệ trọng tài bênh trắng trợn, mặc kệ luôn cầu thủ
Argentina chơi xấu, Rensenbrink vẫn cùng các đồng đội Hà Lan cầm cự với
Argentina đến tận phút 90.
Đúng phút cuối cùng ấy, Rensenbrink đuổi theo một đường chuyền dài, bóng rơi xuống gần đường biên ngang, cạnh ông là trung vệ, trước mặt là thủ môn Argentina đang lao ra. Đâu còn lựa chọn nào khác, Rensenbrink đưa chân ra theo quán tính, bóng vượt qua thủ môn và chạm vào cột dọc.
Người Hà Lan dựa vào khoảnh khắc ấy để đổ tội cho Rensenbrink trong khi ông khẳng định: không thể ghi bàn từ tình huống bất khả như thế. Trong tình huống cực nhanh ấy, đưa được bóng vượt qua thủ môn và đi vào cột dọc đã là tốt hết cỡ rồi. Đòi hỏi Rensenbrink phải ghi bàn không khác gì buộc một người phải sút thẳng vào khung thành từ một tình huống phạt góc.
“Chỉ chừng đó thôi”, cái khoảng cách mong manh ấy đã ám ảnh cả một nền bóng đá. Nó khiến Hà Lan trở thành những kẻ thất bại vĩ đại nhất ở đấu trường World Cup. Khi Hà Lan tái ngộ Argentina, câu chuyện Rensenbrink thuở trước lại trở nên sống động. Thành bại của họ trận đấu này và cả giải đấu này có khi sẽ chỉ là những sợi chỉ mong manh như cú sút bật cột của Rensenbrink thuở trước.
Thấy như vậy hãy còn... quá lớn, ông cho cả 2 ngón tay chạm vào nhau luôn và lại nói: “Vâng, chỉ chừng ấy thôi”. Ý của Krol: nếu quả bóng trong trận chung kết World Cup 1978 chệch đi một chút xíu, Hà Lan đã là nhà vô địch thế giới.
Trước cuộc thư hùng Argentina - Hà Lan, “cư dân mạng” chế một bức ảnh, trong đó 3 đội Argentina, Brazil và Đức ngồi ăn với nhau, Hà Lan cầm đĩa đến định ngồi xuống thì bị đuổi đi vì “đây là bàn của những đội từng vô địch thế giới”. Đấy chỉ là một trong số rất nhiều những lời chọc ghẹo dành cho Hà Lan, nền bóng đá vĩ đại bậc nhất nhưng chưa từng chạm tay vào Cúp vàng thế giới.
Hà Lan lần thứ 2 thua ở chung kết |
Hà Lan đã chơi tuyệt hay tại World Cup trên đất Argentina. Không có Johan Cruyff, Rensenbrink đã xuất sắc sắm vai thủ lĩnh để mang Hà Lan vào trận chung kết. Chỉ cần ghi nốt bàn thắng vào cuối trận ấy, Rensenbrink sẽ trở thành Vua phá lưới, là cầu thủ hay nhất giải, sẽ được tôn vinh là Thánh như Cruyff, sẽ có những con đường hoặc quảng trường đặt theo tên ông.
Nhưng chỉ vì khoảng cách mong manh chưa đến 1 mi-li-mét, Rensenbrink mất tất cả về tay Mario Kempes. Người Hà Lan trách móc ông nhiều đến mức ông buồn bã sống ẩn dật, không tiếp xúc với ai nữa. Khi David Winner, tác giả của cuốn sách tuyệt hay về bóng đá Hà Lan là “Brilliant Orange” tìm đến, Rensenbrink mới bày tỏ cõi lòng.
Ngày ấy, Argentina làm đủ mọi cách để có thể hạ Hà Lan trong trận chung kết. Họ gây áp lực lên FIFA để được chọn trọng tài theo ý mình, chiếc xe chở đội tuyển Hà Lan trước khi đến sân River Plate nơi diễn ra trận chung kết thì chạy một vòng rồi dừng lại ở một điểm để các CĐV gào thét, chửi rủa họ thậm tệ. Trận chung kết, Hà Lan vào sân trước, nghe miệt thị chán chê từ khán đài thì thủ quân Daniel Passarella và các đồng đội bên phía chủ nhà mới chậm rãi bước vào.
Trận cầu lịch sử Hà Lan-Argentina |
Đúng phút cuối cùng ấy, Rensenbrink đuổi theo một đường chuyền dài, bóng rơi xuống gần đường biên ngang, cạnh ông là trung vệ, trước mặt là thủ môn Argentina đang lao ra. Đâu còn lựa chọn nào khác, Rensenbrink đưa chân ra theo quán tính, bóng vượt qua thủ môn và chạm vào cột dọc.
Người Hà Lan dựa vào khoảnh khắc ấy để đổ tội cho Rensenbrink trong khi ông khẳng định: không thể ghi bàn từ tình huống bất khả như thế. Trong tình huống cực nhanh ấy, đưa được bóng vượt qua thủ môn và đi vào cột dọc đã là tốt hết cỡ rồi. Đòi hỏi Rensenbrink phải ghi bàn không khác gì buộc một người phải sút thẳng vào khung thành từ một tình huống phạt góc.
“Chỉ chừng đó thôi”, cái khoảng cách mong manh ấy đã ám ảnh cả một nền bóng đá. Nó khiến Hà Lan trở thành những kẻ thất bại vĩ đại nhất ở đấu trường World Cup. Khi Hà Lan tái ngộ Argentina, câu chuyện Rensenbrink thuở trước lại trở nên sống động. Thành bại của họ trận đấu này và cả giải đấu này có khi sẽ chỉ là những sợi chỉ mong manh như cú sút bật cột của Rensenbrink thuở trước.
Theo Bongda
-
Thể thao24/06/2020Quang Hải trở thành tâm điểm chỉ trích từ cộng đồng mạng sau khi những tin nhắn có nội dung riêng tư của cầu thủ này bị công khai lên mạng xã hội.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020HLV Chu Đình Nghiêm của Hà Nội FC cho biết sẽ bảo vệ Quang Hải sau sự cố bị hack facebook đáng tiếc.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020Trong buổi talkshow trên fanpage CLB Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ Lương Xuân Trường đã chia sẻ điều khá bất ngờ về kinh nghiệm xuất ngoại. Theo đó, anh cho biết, ngoại ngữ không hề quyết định đến việc cầu thủ có thể thành công ở nước ngoài hay không.
-
Thể thao quốc tế22/06/2020Mâu thuẫn giữa Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) và HLV Shin Tae-yong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ông thầy Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích PSSI không chịu lắng nghe.
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Thể thao Việt Nam21/06/2020HLV Park Hang Seo tìm được lời giải bài toán không Trọng Hoàng trận Việt Nam đấu Malaysia ở vòng loại World Cup 2022, nhưng với Đoàn Văn Hậu thì còn lắm hóc búa...
-
Thể thao21/06/2020Đoàn Văn Hậu sẽ chính thức hết hạn hợp đồng với SC Heerenveen vào ngày 30/6. Chưa có bất kỳ động thái nào đến từ đội bóng Hà Lan.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Thể thao Việt Nam20/06/2020Công Phượng sẽ không còn phải lo lắng về chuyện tương lai trong mùa giải 2020 nữa.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Thể thao19/06/2020Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á không muốn thay đổi thể thức thi đấu, nên Việt Nam sẽ không có cơ hội đăng cai AFF Cup 2020 trên sân nhà.
-
Thể thao19/06/2020Tiền đạo Công Phượng và các đồng đội tại CLB TP.HCM được thưởng 700 triệu đồng sau trận thắng 3-0 Viettel, vòng 5 V.League 2020.