ATM rò điện - "mất bò mới lo làm chuồng"

Rất nhiều máy "xập xệ" Hệ thống ATM đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam tương đối lâu với trên 9.000 máy ATM và 22 triệu thẻ thanh toán được phát hành trên toàn quốc tính đến thời điểm này, thế nhưng những trục trặc về kỹ thuật do ATM gây ra vẫn là chủ đề “nói mãi không hết”

Nhiều ngân hàng thừa nhận,việc các cây ATM bị rò điện không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, trước đó chỉ ởmức độ nhẹ, gây tê tê cho người dùng, nên các cơ quan chủ quản thiếu cảnh giácvà... không thực sự chú trọng.

Rất nhiều máy "xập xệ"

Hệ thống ATM đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam tương đối lâu với trên 9.000máy ATM và 22 triệu thẻ thanh toán được phát hành trên toàn quốc tính đến thờiđiểm này, thế nhưng những trục trặc về kỹ thuật do ATM gây ra vẫn là chủ đề “nóimãi không hết”. Không chỉ thế, ngày càng nhiều khách hàng phàn nàn là "ngại"dùng ATM vì rất nhiều máy "sập xệ", không đảm bảo an toàn.

ATM rò điện - "mất bò mới lo làm chuồng"
Nhiều cây ATM bị bong tróc nhưng ngân hàng vẫn làm ngơ. Ảnh: Hồng Quân.

Theo khảo sát của PV tại hơn 20điểm đặt máy ATM trên địa bàn quận Ba Đình và Hoàn Kiếm (Hà Nội) chỉ trong mộtngày cuối tuần qua, có khoảng 80% số máy ATM trên không được đặt trong phòngkính bảo vệ mà đặt trơ giữa lề đường, ẩn chứa nhiều nguy cơ về bảo mật thông tinvà nạn cướp giật. Bên cạnh đó, phân nửa số máy ATM trên có dấu hiệu không đượcbảo dưỡng hay vệ sinh thường xuyên, khiến các nút bàn phím và mặt bàn dính đầynhững vết bẩn khó chùi, đen kịt, bẩn thỉu. Một số máy khe cắm thẻ bị bong tróc,thậm chí gỉ sét, khiến khách hàng rất khó khăn khi đút thẻ vào khe vì lực ma sátlớn.

Bên cạnh đó, ý thức kém và sựhiểu biết hạn chế của người dân cũng khiến nhiều điểm ATM bị “cô lập”. Chẳnghạn, tại cây ATM của Ngân hàng VIB Bank ở 138 phố Hàng Bạc, một gánh hàng búnrong khá đông khách ngồi chặn ngay trước cửa máy trong ngày cuối tuần,khiến người tiêu dùng không có lối vào để "tiếp cận" ATM. Theo người dân sốngquanh khu vực này, việc hàng rong "chặn" cửa ATM là chuyện xảy ra thường xuyên,có khi còn đổ cả nước rửa chén bát xuống nền máy, điều này dễ dẫn đến nguy cơnhiễm điện cao.

Tại một điểm đặt ATM của Ngânhàng BIDV trên phố Trần Vũ, một người dân mang chiếc ghế băng đặt ngay trongbuồng kính ngủ ngon lành, không ai dám lại gần rút tiền.

Đáng chú ý, tại đa số các điểmđặt máy ATM thường có camera bật 24/7, thế nên các ngân hàng chắc chắn biết rằngnhững hiện tượng trên không phải là không phổ biến, thế nhưng vẫn chưa có biệnpháp giải quyết triệt để.

ATM rò điện - "mất bò mới lo làm chuồng"
Phần lớn máy ATM ở Hà Nội là máy ATM “lộ thiên” (đặt ngoài mặt đường), đây là một vấn đề an toàn cần lưu tâm. (Ảnh chụp tại phố Hàng Lược). Ảnh: Hồng Quân.

Sau sự cố máy ATM bị rò rỉ điệnlàm giật chết người vừa qua càng khiến người tiêu dùng hoang mang và cảnh giáccao độ. Anh Lê Hưng, nhà ở đường An Hòa, quận Hà Đông, Hà Nội, làm việc cho mộtcông ty xuất nhập khẩu trên phố Định Công, cho hay: “Tôi cũng từng nhiều lầnbị giật khi chạm vào các phím bấm của máy ATM, nhưng chỉ là giật nhẹ, gây cảmgiác tê tê nên vẫn chủ quan. Nay thấy có chuyện có người chết do điện giật tạibuồng ATM, tôi thực sự lo lắng và cảnh giác. Có lẽ từ giờ mỗi khi cần tiền, tôisẽ ra ngân hàng rút cho an toàn”.

Nhiều chủ thẻ ATM  khác cũng đangcó tâm lý cảnh giác cao độ và thậm chí "tẩy chay" dịch vụ ATM. Chị Bình, giáoviên tiếng Anh tại một Trung tâm Anh ngữ có tiếng ở Hà Nội, cho biết: "Tôi sẽđợi đến khi nào có thông báo cụ thể về các máy ATM không an toàn trên địa bàn HàNội mới dám giao dịch lại”.

Mất bò mới lo làm chuồng...

Trước yêu cầu kiểm tra ngay tìnhtrạng các máy ATM trên địa bàn Hà Nội của Ngân hàng Nhà nước phát đi sáng qua,đại diện Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, ông Dương Quốc Tuân, trưởng phòngtuyên truyền, cho biết, sáng nay công ty đã gửi công văn yêu cầu các chi nhánhlàm việc với ngân hàng, kiểm tra hệ thống cấp điện, dây dẫn điện, tiếpđịa, các điểm nối của tất cả các buồng đặt máy ATM hiện có trênđịa bàn. Công việc rà soát, kiểm tra phải xong trước ngày 7/4. Với các ATMkhông đảm bảo kỹ thuật an toàn điện, công ty yêu cầu ngân hàng ngắt điện,dừng giao dịch, đồng thời có thông báo cụ thể cho khách hang và biện phápkhắc phục triệt để ngay.

Theo phản ánh của nhiều ngườitiêu dùng và thừa nhận của giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng TMCP, từ khicó ATM, hiện tượng rò điện đã xảy ra. Khá nhiều người bị điện giật ở cấp độ nhẹvà không ít người trong số họ đã phản hồi lại. Trong nhiều cuộc họp về các vấnđề liên quan đến ATM, việc rò điện cũng được nêu ra không ít lần, thế nhưng ngânhàng vẫn chưa tìm được hướng giải quyết triệt để, hay đúng hơn, chưa thực sự coitrọng. 

“Nếu một vài máy ATM bị rò rỉ điện là sự cố nhưng tỷ lệ lên tới 10% thì cóthể do khâu lắp đặt chưa tuân thủ các quy chuẩn”, một giảng viên ngành điện– điện tử, ĐH Bách khoa TP HCM phân tích.

Bà Nguyễn Tú Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ thẻ SmartLink, cũng nhậnđịnh: “Tôi không nghĩ lúc mới lắp đặt máy ATM đã bị rò điện nhưng do sau mộtthời gian sử dụng, các ngân hàng lơ là việc giám sát nên mới xảy ra tình trạngnày”.

Ông Đào Minh Tuấn, Phó TGĐ Ngânhàng Vietcombank, cho biết, ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc duytrì hệ thống ATM, chi phí để “nuôi” và “chăm sóc” ATM khá tốn kém, từ tiền thuêđịa điểm, thay và mua máy mới, tiền duy trì trong mỗi máy. Hệ thống ATM củaVietcombank có khoảng 1.500 máy, nếu tính giờ cao điểm, lượng tiền đặt trong mỗimáy có thể lên tới một tỷ đồng, thì có tới 1.500 tỷ đồng của ngân hàng nằm imtrong ATM, không thể đầu tư vào các hoạt động khác để sinh lời được.  

Ngân hàng phải thuê một đơn vịkhác để “chăm sóc”, bảo dưỡng, làm vệ sinh công nghiệp và kiểm tra chất lượngcũng như tình trạng hoạt động của máy mỗi tháng một lần. Bên cạnh đó, bìnhthường nhân viên đi tiếp quỹ cho máy cũng sẽ kiêm luôn nhiệm vụ kiểm tra tìnhtrạng máy.

Ông Tuấn thừa nhận, thực ra, việcrò rỉ điện ở các máy ATM không phải là vấn đề mới, trước đó cũng có hiện tượngkhách hàng giao dịch tại các máy ATM bị điện giật ở mức độ rất nhẹ, chỉ hơi têtê, nhưng để xảy ra tình trạng điện giật nghiêm trọng và đau lòng, gây chếtngười như vừa qua thì đây là lần đầu tiên.

Ông Tuấn giải thích, để sử dụngđiện được an toàn, yêu cầu phải dùng điện 3 pha, phải có dây trung tính, nhưngkhông phải chỗ nào cũng đạt chuẩn này, trong khi điểm đặt ATM của ngân hàng phầnlớn là đi thuê, nên phụ thuộc vào hệ thống điện của bên cho thuê. Nguyên nhân ròrỉ điện là do hệ thống điện không có dây trung tính hoặc dây tiếp đất của máy bịđứt và chưa kịp khắc phục. Tuy nhiên, không phải cứ không có dây trung tính làsẽ có hiện tượng rò rỉ điện, mà còn do môi trường ẩm ướt và các yếu tố khác.Thông thường điện sử dụng cho hộ gia đình ở Việt Nam rất ít nhà có đường dâytrung tính, chủ yếu chỉ ở các chung cư, cao ốc, cơ quan hay khu công nghiệp, chếxuất, việc lắp đặt đường dây trung tính mới được đảm bảo.

Cách khắc phục là tại mỗi điểmđặt ATM, ngân hàng phải kiểm tra lại đường dây tiếp đất, nếu chưa có thì phảiđào một hố sâu 2m, đóng cọc tiếp đất và đặt một dây đồng vào đó để chống ròđiện. Thông thường, hệ thống ATM tại trụ sở chính của các ngân hàng luôn đảm bảoan toàn 100% về điện, vì các tòa nhà trụ sở thường có ống chống sét và có thểđặt dây trung tính ở đó. "Chúng tôi không ngại đầu tư chi phí để đảm bảo antoàn cho hệ thống ATM, tuy nhiên, tại nhiều địa điểm thuê đặt máy ATM như chungcư, cao ốc, trung tâm thương mại, khó mà đào nền đất một hố sâu 2m để đóng cọcsắt, thậm chí tại cả những khu vực nhà dân hay ngoài trời, ngân hàng cũng khôngthể quyết định việc này nếu chủ bên thuê không đồng ý", ông Tuấn nói.

Ông Phạm Quốc Thanh, TGĐ Ngânhàng An Bình, cho biết, ABBank hiện có hơn 100 máy ATM trên toàn quốc và mật độbảo dưỡng máy là ba tháng một lần. Ông Thanh cũng thừa nhận, việc ATM ở các ngânhàng bị rò điện không phải là hiếm gặp. Sau khi có thông tin có người chết vìnhiễm điện tại buồng ATM, vì số lượng máy không nhiều nên ngân hàng đã cho ngườikiểm tra lại độ an toàn về điện của máy, nhất là trong thời tiết ẩm ướt như hiệnnay. Hiện tượng để điện bị rò là do phía ngân hàng và bên đơn vị lắp đặt máyATM. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác nữa như do sự kém ý thức và hiểu biết củangười dân, việc buôn bán quanh các điểm đặt ATM và đổ nước xuống nền buồng, gâyẩm ướt, rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm điện mạnh nếu máy ATM không được lắp đặtdây trung tính.

Ông Hồ Anh Ngọc, Giám đốc điều hành dịch vụ tài chính cá nhân phía Nam, Ngânhàng Techcombank, cho biết, những máy ATM có khả năng rò rỉ điện đã bị ngưnghoạt động và cô lập.

Ngân hàng TMCP ACB khẳng định, máy ATM tại Phan Đăng Lưu (TP HCM)  bị “sự cố” đãđược khắc phục xong. Còn Ngân hàng Eximbank cũng đã kiểm tra toàn bộ 260 máy ATMtrên toàn quốc và cho biết “không phải đóng cửa trường hợp nào”. 

Theo Đông Nhiên - HồngQuân
 
ATM rò điện - "mất bò mới lo làm chuồng"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.