Phải ở chuồng trâu vì nhà nhiễm... điện!

Theo tìm hiểu của PV thì nhiều năm nay, ông Bình và anh Chương đã có đơn lên UBND huyện Đại Từ đề nghị bồi thường để di dời ra khỏi hành lang lưới điện nhưng UBND huyện Đại Từ lại có văn bản trả lời rằng vụ việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc này?

Trong bóngđêm, ông Nguyễn Văn Bình ở xã Hùng Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên lấycái bút thử điện dí vào người tôi. Lập tức bút thử điện sáng rực.

ÔngBình dí tiếp cái bút thử điện vào lá cây hoa đào, lên dây phơi quần áo, vàocác vận dụng trong nhà, thậm chí dí xuống mặt đất... bút thử điện đều sángrực. Bây giờ tôi mới hiểu, vì sao 3 năm qua, gia đình ông Bình sống trong sợhãi.

Phải ở chuồng trâu vì nhà nhiễm... điện!
Ông Bình đang thực nghiệm sự nhiễm điện cho phóng viên xem.

Có nhà mà phải ở... chuồngtrâu!

Ngôi nhàcấp bốn có vườn tược rộng rãi tại xóm Phú Thịnh, xã Hùng Cường, huyện Đại Từ,tỉnh Thái Nguyên vốn là tổ ấm của vợ chồng người cựu chiến binh già Nguyễn VănBình và bà  Nguyễn Thị Tiến. Rồi một ngày, cuộc sống an lànhcủa họ bỗng dưng bị đảo lộn một cách phũ phàng. Đó là khi người ta thông đườngđiện cao áp 220 kv (Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên). Nằm ngay dưới đườngđiện cao áp, nên ngôi nhà của ông Bình đã bị nhiễm điện từ nặng. Kể từ đây, vợchồng ông buộc phải dời bỏ ngôi nhà thân thương của mình, dọn đồ xuống...cáichuồng trâu ở kế bên hông nhà, rộng mươi mét vuông để... ở tạm!.

Đứngtrước ngôi nhà cấp bốn của ông Bình, một thanh niên hơn 30 tuổi như tôi còn cảmthấy tức ngực, khó thở, huống hồ là vợ chồng ông Bình, những người tuổi đã ngoài60. ông Bình cho biết: "Chúng tôi bắt đầu bị đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, hoamắt, khó thở... từ khi có đường điện cao áp đi qua. Mới rồi có cháu bé đến chơisờ vào dây phơi trước sân bị điện giật co rúm người. Khiếp quá". Bà Tiếntiếp lời chồng: "3 năm qua, chúng tôi có nhà mà không thể ở. Nếu không đượcdi dời đến nơi ở mới, có lẽ chúng tôi sẽ phát điên lên mất". “Những ngày trời ẩmthấp, mưa phùn, đứng trước sân còn nghe thấy tiếng rào rào như "chảo mỡ sôi"ở trên đầu. Lúc ấy, người có cảm giác như bị đá đè lên đầu, nhấn mình xuống đất.Ngồi giặt quần áo ở cạnh giếng, mấy lần tôi bị choáng, ngã sấp mặt xuống đất",bà Tiến cho biết thêm.

Cạnh nhàông bà Bình có gia đình anh Phạm Quốc Chương cũng lâm vào thảm cảnh tương tự.Nghe tin có phóng viên đến tìm hiểu thông tin, anh Chương không giấu nổi bức xúcnói: "Vì nhà bị nhiễm điện từ nặng, để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ già và con nhỏ, vợchồng tôi phải đi thuê nhà để ở. Tôi là bộ đội, vợ ở nhà làm nội trợ, cuộc sốngrất khó khăn. Số tiền Tập đoàn điện lực Việt Nam hỗ trợ cho chúng tôi không đủđảm bảo cuộc sống ở nơi ở mới. Đề nghị Nhà nước quan tâm, xem xét bố trí chochúng tôi được chuyển đến nơi ở mới, an toàn hơn".

Đẩy trách nhiệm cho... Chính phủ

Sáng1/6/2010, phóng viên đã liên hệ điện thoại với ông Trương Mạnh Kiểm - Phó Chủtịch UBND huyện Đại Từ để làm rõ đơn thư kiến nghị của công dân. Do bận họp, ôngKiểm giới thiệu cho phóng viên đến gặp ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng Ban giảiphóng mặt bằng (GPMB) huyện Đại Từ. Thừa nhận việc nhiễm điện từ ở nhà ông Bìnhlà có thật nhưng ông Tâm từ chối đưa ra quan điểm đối với việc giải quyết khiếunại của công dân (vì không phải lĩnh vực chuyên môn).

Phải ở chuồng trâu vì nhà nhiễm... điện!
Chuồng trâu đã trở thành nhà ở của vợ chồng ông Bình

Theo tìm hiểu của PV thì nhiều năm nay, ông Bình và anhChương đã có đơn lên UBND huyện Đại Từ đề nghị bồi thường để di dời ra khỏi hànhlang lưới điện nhưng UBND huyện Đại Từ lại có văn bản trả lời rằng vụ việc nàykhông thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện. Vậy cơ quan nào có thẩm quyềngiải quyết vụ việc này?. Trả lời câu hỏi này của PV, ông Tâm cho biết: "Thẩmquyền xem xét di dời phải là Chính phủ...?!".

Việcnhiễm điện từ trường ở đây là có thật. Do đó, việc gia đình ông Bình, anh Chươngkiến nghị được chuyển đến nơi ở mới là hoàn toàn chính đáng. Trên thực tế, cáccơ quan chức năng của huyện Đại Từ cũng đã đưa ra phương án giải quyết nhưngngười dân chưa “tâm phục, khẩu phục” nên vẫn tiếp tục khiếu nại.

Để dân chờ đến  khi nào?

Bên cạnhđó, điều mà người dân quan tâm là sức khoẻ của gia đình họ bị ảnh hưởng như thếnào? Theo TS. Đinh Hạnh Thưng - Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động, trongkhoảng 30 năm trở lại đây, có nhiều nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của điệntừ đến sức khoẻ con người được công bố. Đối tượng nghiên cứu là công nhân điện,nông dân và các gia đình sinh sống, làm việc lâu dài dưới hay bên cạnh đường dâycao áp có cường độ điện trường mạnh, vượt quá mức cho phép.

Khi tiếpxúc với trường điện từ cao, chúng có thể gây ra những biến đổi hành vi và sinhlý như: đau đầu, khó tiêu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, cáu kỉnh, giảm tình dụcthậm chí bất lực. Các bệnh u não và bệnh máu trắng với cả u não, u tử cung, ungthư vú, ung thư hệ thống bạch huyết xuất hiện...

Liên quanđến vụ việc này, Bộ Tài nguyên&Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh TháiNguyên chỉ đạo giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân (trong đó có gia đìnhông Nguyễn Văn Bình) và thông báo kết quả giải quyết đến Bộ trong tháng 5/2010.

Tuynhiên, khi trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Cường Quốc - Ban GPMB tỉnh TháiNguyên cho biết hiện mới "đang chỉ đạo Ban GPMB huyện Đại Từ giải quyết việcnày".

Rời ĐạiTừ, hình ảnh cái chuồng trâu lợp mái lá, dột nát phải căng ni lông che tứ phía,bên trong có 2 chiếc giường chất đủ các thứ vận dụng gia đình của vợ chồng ôngbà Bình cứ ám ảnh tôi. Có nhà mà không thể ở, kêu cứu, đề nghị còn phải chờ giảiquyết. Vậy đến khi nào thì mong muốn của gia đình người cựu binh già này mớiđược giải quyết dứt điểm? Câu hỏi này xin gửi đến lãnh đạo UBND tỉnh TháiNguyên, nơi có những ngôi nhà bị nhiễm điện từ.

Theo Đời sống và phápluật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.