- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
1.001 tình huống của thí sinh thi diễn viên sân khấu điện ảnh
Vai diễn kẻ giết người, tên trộm, cô gái khóc nức nở khi bị bạn bè phản bội... được các thí sinh lựa chọn trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Sân khấu Điện ảnh 2017.
Vai diễn kẻ giết người, tên trộm, cô gái khóc nức nở khi bị bạn bè phản bội... được các thí sinh lựa chọn trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Sân khấu Điện ảnh 2017.
Thí sinh chọn các vai diễn về tên trộm, người bán bánh, cô gái khóc nức nở khi bị bạn bè phản bội.
Theo lịch tuyển sinh, ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tổ chức thi vào 3 ngày 11, 12 và 13/7. |
Ngày thi thứ hai với phần “Diễn viên kịch - Điện ảnh”, một chuyên ngành đặc thù của trường. Nhiều thí sinh chuẩn bị kỹ càng các phụ kiện để thể hiện tiểu phẩm của mình. |
Thí sinh thi vào ngành này có độ tuổi từ 17 đến 22, chiều cao tối thiểu với nam là 1,65 m, nữ 1,55 m, cơ thể cân đối, không có khuyết tật, tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp. Thí sinh sẽ phải giới thiệu về bản thân, đọc một bài thơ và diễn tiểu phẩm (có thể thay bằng âm nhạc). |
Một thí sinh bật khóc nức nở khi diễn lại cảnh bị bạn bè phản bội. Em rất tiếc vì không được diễn trọn vẹn vai của mình nhưng cũng vui vẻ khi xử lý kịp thời tình huống phản ứng nhanh mà ban giám khảo đưa ra. |
Bế Long Nhật (Cao Bằng) diễn lại ánh mắt căm thù của cậu bé bị kẻ trộm vào nhà giết bố nuôi, cậu ta đem lòng oán hận trả thù nhưng lại giết bố ruột của mình. Nhật cho biết bản thân và tính cách khá hợp với những vai phản diện, có nội tâm đa chiều nên quyết định chọn vai diễn này cho phần thi của mình. |
Thí sinh Phan Thị Hương Ly (Đông Anh, Hà Nội) chọn vai diễn nữ sinh đang ngồi học bài. Lý do Ly chọn vai diễn này vì muốn thể hiện sự giản dị, nhẹ nhàng, không cầu kỳ, phô trương. |
Nguyễn Văn Nam (Mộc Châu, Sơn La) tái hiện cảnh đuổi ong. Vai diễn này thể hiện được nhiều động tác hình thể, khuôn mặt sợ hãi của người diễn. |
Với đề bài thực hiện một tiểu phẩm không có nhân vật thứ hai, hạn chế lời nói, thí sinh Ngô Thanh Nam (Việt Trì, Phú Thọ) chọn diễn cảnh qua sông để lột tả được khả năng diễn xuất của mình. |
Thí sinh Phạm Tuấn Phong (Hà Nội) diễn cảnh
tên trộm đang đỡ vật dụng rơi từ trên cao xuống để tránh phát ra tiếng
động. Do quá vội vàng, tên trộm này đã va phải đồ đạc trong nhà khi
"hành sự". Theo Zing |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.