- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9x sẵn sàng làm mọi việc để được học đại học
Chưa lên Thủ đô nhập học, Vương đã nhờ nhiều anh chị quen biết tìm việc làm thêm.
Chưa lên Thủ đô nhập học, Vương đã nhờ nhiều anh chị quen biết tìm việc làm thêm.
Với nhiều học sinh nghèo học giỏi, ước mơ được bước chân vào giảng đường ĐH luôn cháy bỏng nhưng không dễ. Chàng trai Đặng Hùng Vương (18 tuổi), quê ở xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương (Thái Bình) là một trong những trường hợp đó. Niềm vui đỗ khoa Công nghệ thông tin trường ĐH Bách khoa Hà Nội không trọn vẹn bởi ngày đêm Vương lo gánh nặng đang dồn lên vai người mẹ nghèo khó.
Với số điểm 26,75 ba môn Toán - Ly - Hóa, Đặng Hùng Vương được xác nhận đỗ Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên.
Không giấu nổi niềm vui, Vương chia sẻ những dự định: “Sau này em muốn trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin. Tìm hiểu ngành này, em thấy về sau ra trường sẽ dễ xin việc và hợp xu thế của thời đại công nghệ”.
Nói đoạn, Vương ngậm ngùi vì nếu nhập học, gánh nặng trên vai mẹ sẽ nặng thêm bởi nhà Vương đã có một chị học ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Bố mẹ Vương là nông dân, cả gia đình trông cậy vào 6 sào ruộng và đàn gà hơn 20 con. Vương kể, khi chị gái lên Hà Nội nhập học, việc đồng áng bố giao hết cho mẹ để đi bốc vác kiếm tiền.
Tằn tiện, mỗi tháng ông bà gửi lên cho con gái 3 triệu đồng để trang trải tiền ăn học. Sau gần 2 năm làm nghề bốc vác, ông đã đổ bệnh dạ dày và đau lưng phải điều trị. Tiền học cho hai chị em, tiền sinh hoạt và tiền chữa bệnh đã khiến cha mẹ Vương phải đi vay nợ rất nhiều. Những ngày chị gái học ở Hà Nội, bố cũng đi chữa bệnh, phần lớn việc nhà Vương đều đỡ đần giúp mẹ.
Vương chia sẻ: “Nhưng em suy nghĩ nhiều rồi, chắc em cũng sẽ lên Hà Nội nhập học mới có tương lai khá hơn”. Vương vạch ra dự định, khi lên chốn thị thành sẽ xin ở ký túc xá, tiền trọ hằng tháng chỉ hơn 100 nghìn đồng, tiền sinh hoạt và đóng học sẽ đi làm thêm để trang trải.
“Em sẽ nỗ lực học giỏi để lấy học bổng của trường học tiếp những năm sau”, Vương nói. Điều Vương đang lo lắng nhất là học công nghệ thông tin mà không có điều kiện mua máy tính sẽ tụt hậu so với các bạn.
Chưa lên Thủ đô nhập học, Vương đã nhờ nhiều anh chị quen biết tìm việc làm thêm. Vương cho hay: “Em không ngại khó, không ngại khổ nên làm gì cũng được chỉ cần có đủ tiền trang trải học hành là được”.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.