- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ai cố vấn bài phát biểu "chạm trái tim" của Obama?
Bài phát biểu của Tổng thống Obama sáng 24/5 tại Hà Nội là một ví dụ rõ nét nhất của ứng dụng của các ngành khoa học xã hội, mà cụ thể là ngành Việt Nam học trong đời sống.
Dấu ấn của giới hàn lâm
Trên truyền thông và mạng xã hội suốt buổi chiều 24/5 đến tận bây giờ, chúng ta đã liên tiếp đọc được các phản ứng: từ ngỡ ngàng, thán phục đến ngợi khen sự hiểu biết sâu sắc của Tổng thống Obama đối với mọi vấn đề của Việt Nam.
Trong một bài phát biểu dài hơn 30 phút, Obama đã thể hiện sự thông tuệ của mình về Việt Nam trên mọi lĩnh vực: từ lịch sử (Lý Thường Kiệt, Bà Trưng, Bà Triệu ...), chính trị (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chí sĩ Phan Châu Trinh), tôn giáo (Thiền sư Thích Nhất Hạnh), văn học (Đại thi hào Nguyễn Du), âm nhạc (Nhạc sỹ Văn Cao, Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn), khoa học – giáo dục (GS Ngô Bảo Châu, đại học Fulbright) cho đến các vấn đề Việt Nam đang phải đương đầu như biến đổi khí hậu (Vịnh Hạ Long, Sơn Đoòng), Biển Đông ....
Điều đặc biệt, khiến nhiều người phải thốt lên hai từ “xuất sắc” là ở chỗ, Obama đã sắp xếp và trình bày các vấn đề trên cực kỳ nhuần nhuyễn khiến cho ai cũng cảm thấy hợp lý và thuyết phục.
Nhiều người cũng đánh giá cao các trợ lý của Obama đã giúp ông soạn thảo được bài phát biểu hay đến vậy.
Nhưng ngay từ chiều 24/5, khi bắt đầu ngồi xem lại bài phát biểu của ông trên YouTube, tôi đã có cảm nhận, bài phát biểu này chắc chắn có dấu ấn của giới hàn lâm - các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội, mà cụ thể là ngành Việt Nam học – vốn đã rất phát triển ở Mỹ từ hàng chục năm trở lại đây.
Cho đến nay, qua nguồn tin cá nhân, được biết cảm nhận của tôi là đúng.
Ít nhất có hai chi tiết về âm nhạc (nhạc sỹ Văn Cao, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn) được đưa vào theo gợi ý của GS. Pete Zinoman - một GS về Việt Nam học đang giảng dạy ở Đại học California tại Berkeley.
Các nội dung khác chắc cũng có sự tham gia của các GS về Việt Nam học khác; hoặc ít nhất, trong bộ máy trợ lý của Obama, sẽ phải có một vài người đã từng học ngành học này trước kia.
Cũng cần phải nhấn mạnh, không phải đến khi có dịp Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam thì nước Mỹ mới sử dụng đến chất xám của các chuyên gia về Việt Nam học.
Bước đi trước ở ngành Việt Nam học
Trong thực tế, việc đầu tư nghiên cứu về ngành này đã được Chính phủ và các đại học Mỹ chủ động từ rất lâu, kể cả trong giai đoạn họ vẫn coi chúng ta là “kẻ thù” chứ không phải là đối tác hay bạn như hiện nay.
Những khoa/bộ môn đầu tiên về Việt Nam học đã được thành lập ở các đại học hàng đầu của Mỹ như Yale, Cornell, Ohio, California tại Bekerley... từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
Sau chiến tranh năm 1975, chính những khoa/bộ môn này cũng là nơi đón nhận nhiều học giả về khoa học xã hội ở miền Nam Việt Nam trước kia sang Mỹ giảng dạy và nghiên cứu. Tiêu biểu trong số đó là GS Huỳnh Sanh Thông (đại học Yale), được xem là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang Tiếng Anh (cũng có thể hai câu Kiều cuối cùng trong diễn văn của TT Obama là lấy từ bản dịch của GS. Thông).
Cho đến cuối những năm 1980, ngay khi còn chưa gỡ bỏ lệnh cấm vận, Chính phủ Mỹ và các đại học Mỹ đã cử nhiều nhà nghiên cứu sang làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam, mà GS. Pete Zinoman đã nhắc đến ở trên, là một trong số đó.
Rất nhiều học giả trong số này, sau đó đã sống, làm việc hoặc qua lại Việt Nam nhiều năm, am tường Việt Nam đến từng chi tiết đồng thời nói tiếng Việt rất giỏi.
Vì vậy, việc tư vấn, hay “ứng dụng” ngược lại của họ vào đời sống, ví dụ như vào chính trị, ngoại giao – thể hiện qua bài phát biểu của Obama là điều rất dễ hiểu. Thậm chí, sẽ là không quá lời khi nói, ở một số khía cạnh, họ hiểu Việt Nam hơn cả người Việt Nam.
Để khoa học xã hội trong nước đi xa
Xem xét bài phát biểu của Obama, nghĩ ngược lại về nghiên cứu xã hội ở Việt Nam, có thể thấy, về chất lượng, chúng ta hầu như chỉ đếm được trên đầu ngón tay số lượng học giả chuyên sâu về một ngành hay một nước nhất định có đủ khả năng công bố và hợp tác sòng phẳng với đồng nghiệp quốc tế.
Các chính sách đầu tư của nhà nước cho khoa học xã hội kèm theo yêu cầu cao (phải có công bố quốc tế, cử cán bộ đi học tiến sĩ ở nước ngoài) còn khá ít khi so với ngành khoa học công nghệ.
Thậm chí, trong nghiên cứu về khoa học xã hội, đôi khi chúng ta còn nghe thấy một vài quan điểm khá cực đoan như không nên công bố quốc tế vì cần giữ bí mất quốc gia hoặc vì không thích Trung Quốc nên không cần nghiên cứu về Trung Quốc.
Đây chắc chắn sẽ là những lực cản khiến cho khoa
học xã hội của chúng ta khó đi xa và khó tạo ra các sản phẩm “ứng dụng”
xuất sắc như bài phát biểu của Obama vừa qua.
Theo Phạm Hiệp/ Vietnamnet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.