- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ yêu mến đến khâm phục khi ông Obama đọc thơ, lẩy Kiều
"Sau 30 phút phát biểu của Tổng thống Obama, một Việt Nam độc lập, kiên cường hiện rõ", tài khoản Facebook Nguyễn Lương viết.
Xem thêm: Tổng thống Obama công du Việt Nam
Trưa 24/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu trước giới trẻ Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Ông nói tự nhiên, ánh mắt, cử chỉ toát lên sự thân thiện, trìu mến. Một hình ảnh Obama khiến dân mạng Việt yêu mến.
Bài phát biểu cảm xúc
Mở đầu bài phát biểu của mình, Obama dẫn bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời để nói về chủ quyền của Việt Nam.
Obama phát biểu trước giới trẻ Việt. Ảnh: Hoàng Hà. |
Một trong những lĩnh vực được Tổng thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ quan tâm là giáo dục. Đề cập việc thành lập Đại học Fulbright Việt Nam, ông khẳng định: “Chúng ta sẽ nghiên cứu từ thơ của Nguyễn Du, Phan Châu Trinh đến toán học của Ngô Bảo Châu”. Ông cũng nói về sự bình đẳng giới, nhắc lại thời đại Hai Bà Trưng với sự đề cao người phụ nữ Việt Nam.
Cuối bài phát biểu, Tổng thống Obama nhắc tên bài hát Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn, khẳng định tình hữu nghị của hai nước. Ông chốt lại bằng câu Kiều nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du: Rằng: Trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi.
Trong bài phát biểu trước giới trẻ Việt, ngoài khả năng hùng biện xuất sắc, Tổng thống Obama thường sử dụng những ví dụ đời thường về số phận, cuộc sống con người, tác động tới tình cảm người nghe.
Thành viên Huy Hà chia sẻ trên mạng xã hội: “Ông Obama phát biểu hơn 30 phút, nhắc tới Việt Nam như một sự thân quen và gần gũi. Ông trích dẫn thơ của Lý Thường Kiệt, nhạc của Văn Cao. Đúng là trí tuệ”.
Bạn Bình Nguyễnnhận xét, bài phát biểu của Tổng thống Obama thể hiện rõ con người ông: Hiểu biết – Thân thiện – Đầy cảm xúc.
Mở đầu và kết thúc bằng “Xin chào”, “Cảm ơn”
"Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của người Việt Nam đã chạm đến trái tim tôi".
Tổng thống Obama
Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên môn Lịch sử, trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An cho biết, qua cuộc viếng thăm của tổng thống Mỹ, cảm xúc của nhiều người là từ yêu quý đến kính trọng.
Mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Obama nói bằng tiếng Việt: “Xin chào, xin chào Việt Nam” và kết thúc “Cảm ơn, Chào các bạn”.
Cùng chung suy nghĩ này, cô giáo Trịnh Thu Tuyết (giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) bày tỏ: “Dùng ngôn ngữ của một đất nước xa lạ (dù chỉ là lời chào) để giao tiếp với người dân nước đó, Tổng thống Obama cho thấy không chỉ sự hiểu biết mà thái độ trân trọng. Đó là hành vi văn hoá tinh tế luôn tạo ra hiệu quả tốt đẹp trong giao tiếp.
Ông Obama hòa trong dòng người trên phố Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn. |
Không chỉ nói tiếng Việt, trong bài phát biểu của vị tổng thống nước Mỹ còn xuất hiện nhiều yếu tố văn hóa Việt. Cô Trịnh Thu Tuyết chia sẻ trên Facebook: "Nghe Nam Quốc sơn hà, rồi ca từ của Văn Cao qua lời ông Obama, tôi thấy xúc động".
Nữ giáo viên phân tích: “Đó là những lời hào hùng đanh thép trong Nam quốc sơn hà khi liên tưởng tới tư tưởng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776. Đó còn là những ca từ xúc động của Văn Cao Từ nay người biết yêu người/ Từ nay người biết thương người khi quan sát ở góc độ nhân văn giữa mối quan hệ của hai quốc gia trong thời kỳ mới.
Mối quan hệ hợp tác hữu nghị cũng được tổng thống Mỹ khẳng định sâu sắc khi nhắc tới Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn. Và một kết thúc thật trân trọng qua lời nhắn gửi: Rằng: Trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi.
Ấn tượng qua bài phát biểu của Tổng thống Obama với hàng triệu trái tim Việt vì thế sẽ không dừng lại trong sự ngưỡng mộ về trí tuệ hay tầm nhìn, mà còn là niềm yêu mến khi những yếu tố văn hoá Việt khiến những vấn đề lớn lao nhất đã chạm vào góc sâu xa trong mỗi tâm hồn người Việt.
Thầy Trần Trung Hiếu cho rằng, bài phát biểu đã thể hiện được tầm hiểu biết lớn về lịch sử Việt Nam, khi ông Obama nhắc đến trống đồng Đông Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, tư tưởng cốt lõi trong Hiến pháp Việt Nam...
Về Địa lý – Kinh tế - Xã hội, tổng thống nhắc đến Vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòng, Đồng bằng Sông Cửu Long đang bị ngập mặn do biến đổi khí hậu...
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.