- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cần giảm "đóng kịch" trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh hình thức tổ chức các hội thi dành cho giáo viên từ cấp học mầm non, tiểu học đến trung học, đổi mới bài kiểm tra năng lực song song với các hội thi, quy định số tiết dạy trên lớp, viết sáng kiến kinh nghiệm theo tên đề tài đã được đăng ký ngay từ đầu năm học….
Trong các hội thi đó, chúng tôi muốn nói là một số quy định chưa thật hợp lý trong Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi. Đây là Hội thi được quy định theo Thông tư Số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 về việc Ban hành điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Trong chu kỳ 5 năm thực hiện, năm học 2016 – 2017 là năm thứ hai tổ chức cấp huyện thị, năm thứ nhất tổ chức hội thi cấp tỉnh và chuẩn bị Liên hoan giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức 5 năm một lần vào năm học 2017 – 2018.
Giáo viên: Mai Thị Thắm, Trường TH An Lộc B, thị xã Bình Long Trong phần thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm |
Về mục đích Hội thi, chúng tôi không bàn nhiều, vì nó đã phản ảnh đúng yêu cầu của Thông tư: “Tuyển chọn, công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, …tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi trường, mỗi địa phương và của cả nước, … từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
Tuy vậy, về nội dung và hình thức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Trong Chương 2, Điều 6, ý d của Thông tư yêu cầu: “Thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm: giáo viên kể lại một việc làm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong hoạt động chủ nhiệm và trả lời các câu hỏi của ban giám khảo có liên quan đến câu chuyện đó”.
Giáo viên làm bài thi hiểu biết |
Thực tế, qua lần thứ nhất tổ chức Hội thi, chúng tôi đã chứng kiến nhiều sự trùng hợp các câu chuyện kể. Đó là do việc lạm dụng các câu chuyện có sẵn với sự sao chép bằng những lời kể gượng gạo, thiếu tự nhiên.
Bởi lẽ một việc ấn tượng sâu sắc nhất trong đời dạy học thì chắc chắn ai cũng có, tuy nhiên để sắp xếp lại, việc dùng từ và kể lại những mẫu chuyện đó thì không phải ai cũng kể lại được một cách hấp dẫn, lôi cuốn người nghe, đạt điểm cao và không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu về kể chuyện, dù rằng giáo viên đó làm công tác chủ nhiệm rất tốt, được cha mẹ học sinh khen tặng trong việc dạy dỗ con em của họ.
Cũng nói thêm rằng, điều thiết thực nhất để đánh giá công tác chủ nhiệm là công tác giáo dục hàng ngày và đáng lưu ý nhất là tiết sinh hoạt cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm thì trong Thông tư lại thiếu quan tâm. Đành rằng, việc bình xét đã được quy định theo Điều 5, ý 2, khoản b: “… tổ chức cho toàn thể giáo viên và lãnh đạo nhà trường bình bầu theo quy trình: nghe giáo viên báo cáo thành tích; thảo luận và xem xét minh chứng; đánh giá hồ sơ; chấm điểm các nội dung bình bầu; tổng hợp và công cố kết quả” .
Lãnh đạo kiểm tra giáo viên làm bài thi hiểu biết |
Trong năm đầu tiên tổ chức Hội thi cấp thị xã, chúng tôi nghiên cứu Thông tư, thấy được vấn đề và đã đề nghị lãnh đạo thay đổi hình thức kể chuyện bằng một hoạt động quan sát tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần của giáo viên nhưng không được sự chấp thuận.
Và vì vậy, dù thực tế giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, được nhà trường và phụ huynh đánh giá cao nhưng thiếu kỹ năng về kể chuyện, giáo viên đó sẽ không được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi.
Theo chúng tôi, để Hội thi có ý nghĩa và hạn chế những tiêu cực, Bộ GD-ĐT cần có sự điều chỉnh.
Thứ nhất, cần nêu rõ trong Thông tư khuyến khích giáo viên tham gia dự thi, các cơ sở giáo dục tuyệt đối không nên ép buộc giáo viên.
Thứ hai, nên thay đổi Phần kể chuyện bằng việc dự giờ quan sát 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần.
Với sự thay đổi này sẽ đánh giá thực chất hơn trong công tác chủ nhiệm, tránh được chuyện “đóng kịch” và hạn chế những rập khuôn dựa trên những câu chuyện có sẵn, mà qua Hội thi chúng tôi đã thực hiện.
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.