- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng trai 18 tuổi sửa giày dép miễn phí cho người nghèo
Trò chuyện với chúng tôi về những điều mình đang làm, Cường chỉ cười ngượng vì trong thâm tâm em luôn nghĩ rằng việc sửa giày miễn phí cho người nghèo chẳng có gì đáng kể.
Trò
chuyện với chúng tôi về những điều mình đang làm, Cường chỉ cười ngượng
vì trong thâm tâm em luôn nghĩ rằng việc sửa giày miễn phí cho người
nghèo chẳng có gì đáng kể.
Điều đặc biệt, chủ nhân của tiệm này là chàng trai trẻ Nguyễn Bá Cường (18 tuổi, nhà ở phường 1, quận 3, TP. HCM). "Người em trông nhỏ con và gầy tong teo như này nên mọi người hay gọi vui là nhóc Beo chứ thật ra em 18 tuổi rồi chứ bộ", chàng trai cười hiền lành.
Sài
Gòn ngày đầu tháng 9 thường xuất hiện những cơn mưa vội đến rồi vội đi
giống như sự hối hả của con người nơi đây. Nhưng đâu đó, giữa những bộn
bề lo âu của cuộc sống mưu sinh vẫn có những người trẻ tuổi lặng lẽ một
góc đường, lặng lẽ làm những việc tử tế để giúp đỡ mọi người xung quanh.
Tại
một góc nhỏ của con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP. HCM),
hình ảnh một thợ sửa giày dép với dáng người nhỏ thó, gầy gò vẫn đang
cặm cụi từng đường kim chỉ để hoàn thiện sản phẩm đã trở nên quen thuộc
với những người lại qua. Phía trước tiệm sửa giày có để tấm bảng: "Nhận
sửa giày dép cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị"
khiến những người đi qua đều không khỏi xúc động.
Chuyện tử tế của chàng trai trẻ đang được nhiều người ủng hộ. |
Những lời mộc mạc mà đầy ý nghĩa được viết trên một mặt của tủ sửa giày khiến nhiều người thán phục. |
Điều đặc biệt, chủ nhân của tiệm này là chàng trai trẻ Nguyễn Bá Cường (18 tuổi, nhà ở phường 1, quận 3, TP. HCM). "Người em trông nhỏ con và gầy tong teo như này nên mọi người hay gọi vui là nhóc Beo chứ thật ra em 18 tuổi rồi chứ bộ", chàng trai cười hiền lành.
Đôi
tay run run do vừa bị kim may đâm vào hôm qua khiến cho những đường chỉ
khó khăn hơn nhưng Cường vẫn cố gắng làm vì em muốn tranh thủ làm xong
giày cho khách để còn đóng lại đế giày tặng một cậu bé bán vé số. "Hôm
trước em có hứa với cậu bé đó sẽ tặng cậu đôi giày. Bởi nhìn cậu bé chân
đất đi bán vé số giữa trời nắng rát mà thương lắm. Phải cố gắng làm
thật nhanh đôi giày cũ này để tặng cậu bé", Cường chia sẻ.
Nhờ tấm biển sửa giày miễn phí này mà nhiều người mảnh đời khó khăn đã ghé lại và nhận được sự giúp đỡ từ Cường. |
Chàng trai trẻ luôn cảm thấy vui vẻ mỗi khi giúp đỡ được một ai đó. |
Trò
chuyện với chúng tôi về những điều mình đang làm, Cường chỉ cười ngượng
vì trong thâm tâm em luôn nghĩ rằng việc sửa giày miễn phí cho người
nghèo chẳng có gì đáng kể. Cậu tâm sự: "Sài Gòn em thấy dễ sống nhưng để
dành đồng ra đồng vào cũng khó khăn lắm. Thế nên giúp mọi người tiết
kiệm được chút nào thì hay chút đó thôi ạ".
Bác
xe ôm mang đôi giày bị hư phần đế nhờ Cường sửa giùm. Mọi người ở đây
đều quen với việc làm tốt của Cường nên cũng không còn ngại ngùng khi
nhờ em giúp đỡ. |
Cơ
duyên đến với nghề sửa giày của Cường cũng khá tình cờ khi học hết năm
lớp 6, em đã nghỉ học vì không thể theo kịp các bạn cùng trang lứa. Sau
đó, Cường theo phụ người dì bán đồ điện tử ở chợ Nhật Tảo được hơn 2
năm. Đến năm 16 tuổi, Cường được người hàng xóm (thầy dạy sửa giày hiện
tại của Cường) nhận làm học trò. Khi đã thành thạo nghề và tự sửa được
những lỗi cơ bản, Cường theo thầy sửa giày dép ở khu vực gần nhà.
"Sống là phải biết lao động..." được người thầy của Cường nắn nót chép lên tấm bảng gỗ để Cường luôn ghi nhớ. |
"Cách
đây khoảng 9 tháng khi thầy mở tiệm giày này cho em, thầy có nói với em
và người anh họ (cũng là học trò của thầy) về ý tưởng để biển sửa miễn
phí cho những hoàn cảnh khó khăn thì bọn em đều đồng ý luôn. Cùng làm
với em 3 tháng thì anh họ em nhường lại cho em", Cường cho hay.
Còn
về dòng chữ: "Sống là phải biết lao động, mới thành công trong cuộc
sống. Sống thật thà mới thành người được quý trọng" trên tủ sửa giày
được người thầy của Cường viết ra với mong muốn cậu học trò của mình
luôn sống thật ý nghĩa.
Công việc sửa giày của Cường buộc phải ghi hóa đơn cho khách để tạo sự tin tưởng. |
Ba
của Cường hiện là một nhạc công đám cưới còn mẹ làm nội trợ, mỗi ngày
công việc của em bắt đầu từ khoảng 8h sáng đến tối với thu nhập khoảng
80 nghìn đồng/ngày, cũng phụ được chút ít cho gia đình nuôi cậu em trai
đang học lớp 6.
Cường
cho biết, mỗi ngày làm được nhiều nhất khoảng 6 đôi giày. "Chỉ thỉnh
thoảng mới có những bác xe ôm, ba gác hay cậu bé bán vé số ghé sửa giày
dép nên em cũng hơi buồn. Em chỉ mong thật nhiều các anh chị vé số, xích
lô, ba gác và người khiếm thị tới sửa giày dép tại đây là em vui rồi".
Bác
Năm - một người lái xe ôm ở khu vực chợ Bàn Cờ (gần nơi Cường sửa giày)
chia sẻ: "Cách đây mấy tháng, tôi cũng có đem đôi dép đứt quai cho Cu
Beo may lại, khi sửa xong nó nhất định không lấy tiền. Thật sự cảm kích
với tấm lòng của thằng nhỏ, khu này ai cũng biết về công việc sửa giày
miễn phí cho người nghèo của Cu Beo. Hôm trước cũng có người quét rác
đem giày cho nó sửa nhưng nó cũng không có lấy tiền...".
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.