- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô bé đồng nát và những lời trách móc, dè bỉu khi cố gắng tới trường học
Học đại học được 4 năm thì nghề đồng nát đã gắn liền với cuộc sống cô gái này gần hết quãng thời gian ấy.
Học đại học được 4 năm thì nghề đồng nát đã gắn liền với cuộc sống cô gái này gần hết quãng thời gian ấy. Mẹ làm, rồi đến bản thân mình cũng theo nghề này để kiếm sống và nuôi ước mơ của chính cô.
"Nào! Mấy con mụ đồng nát này đi gọn vào!"
Tiếng quát của người đàn ông trịnh thượng khiến Cúc giật mình. Cô gái nhảy xuống rồi dắt vội chiếc xe cồng kềnh, nặng trịch sát vào lề đường.
Bị dè bỉu vì muốn đi học
Sinh ra trong một gia đình 6 chị em tại huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá), cô gái sinh năm 1995 Nguyễn Thị Cúc may mắn là 1 trong 2 người được đi học.
Thế nhưng ít người biết Cúc đã phải đấu tranh, thậm chí giả câm giả điếc trước mọi lời trách móc, mỉa mai để được tiếp tục đến trường.
Gia đình không khá giả nếu không muốn nói là thuộc diện nghèo của xã, bốn chị đầu tiên đều phải đi làm từ rất sớm để dành dụm lấy tiền nuôi Cúc và một em trai nữa đi học.
Những ngày đầu tiên bước vào năm nhất đại học, chị gái ruột của Cúc còn gọi điện khuyên nhủ cô gái này nghỉ học, hãy thương và nghĩ cho bố mẹ. Nhưng Cúc nhất quyết không nghe theo.
"Cũng chỉ vì thương bố mẹ nên các chị mới khuyên mình nghỉ học. Bởi nếu mình đi học thì mẹ sẽ ra Hà Nội, mà mẹ thì nhiều bệnh nữa chứ không phải các chị ghét bỏ gì."
Không chỉ áp lực từ chính người thân, Cúc còn phải đối diện với sự chỉ trích từ những người hàng xóm xung quanh.
"Mọi người ở quê cho rằng bây giờ học đại học cũng không kiếm được việc. Thêm nữa bạn bè bằng tuổi mình đều đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình chứ không đi học. Thế nên nhiều hàng xóm sang nói với mẹ đừng cho mình đi học.
Nhà nghèo tốt nhất là nên đi làm chứ học chẳng được gì cả. Mà miệng lưỡi người đời thì ghê lắm. Đến giờ mỗi lần về quê mẹ vẫn "được" người ta hỏi han là con Cúc học hành đến đâu rồi, có việc chưa? Mẹ chỉ sợ ra trường không có việc thì người ta lại chê cười nữa…" Cúc bỏ lửng câu chuyện.
Đứng giữa vô vàn áp lực từ lời đàm tiếu, chê trách của mọi người rồi tiếp đến gánh nặng tiền học, nhưng với sự động viên và quyết tâm của mẹ, Cúc vẫn cố gắng tiếp tục học hành.
Cô gái nhỏ bé này còn phấn đấu được chọn để là một trong những sinh viên ưu tú tham gia Trao đổi sinh viên văn hoá giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong vòng 1 năm.
"Đó là quãng thời gian khó khăn nhất của cuộc đời. Bố mẹ đã phải bán trâu, mình thì vay tiền bạn bè và vay ngân hàng. Nhà trường chỉ hỗ trợ một phần nhỏ nên mọi thứ vẫn là bản thân phải chi trả.
Lúc đó đến cả những người bạn cũng cho rằng mình ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, nhà nghèo mà còn chơi trội… khi cố gắng ki cóp xoay xở để được đi học.
Một lần nữa mình tiếp tục gạt bỏ dư luận, thuyết phục mẹ. Và đến nay quyết định này chưa bao giờ làm mình hối hận."
Chính vì hiểu được nỗi vất vả đó, Cúc luôn chăm chỉ học hành. Kết quả học tập của Cúc luôn đạt hạng khá giỏi. Trong thời gian du học tại Trung Quốc, Cúc cũng đã thi được bằng HSK 4 (Bằng tiếng Hán có giá trị quốc tế) đồng thời là tình nguyện viên đắc lực hỗ trợ các bạn sinh viên khác đi du học sau này.
Tự hào về nghề đồng nát
Với nhiều người, nghề buôn đồng nát là cái gì đó vất vả, nhọc nhằn đôi khi là bẩn thỉu vì tay chân suốt ngày lấm lem. Thế nhưng với Cúc thì cô gái này biết ơn nghề này hơn cả.
Bởi từ lúc ra Hà Nội đến nay, nghề đồng nát đã giúp mẹ con Cúc có cái ăn, trả tiền nhà và bám trụ lại với con đường học hành.
Mới về Việt Nam hồi đầu tháng 7 nhưng Cúc đã nhanh chóng cùng mẹ đi buôn đồng nát để kiếm thêm thu nhập.
Do một số môn bên trường bạn không dạy nên về Việt Nam Cúc phải học bù. Thời khoá biểu kín đặc khiến Cúc cũng không thể đi làm thêm như trước đây. Vì thế những ngày nghỉ Cúc lại đạp xe cùng mẹ đi buôn đồng nát kiếm thêm thu nhập.
Cứ mỗi chiều thứ 7, chủ nhật, người dân làng Nguyên Xá lại bắt gặp hình bóng gầy gò, oằn người chở hàng chục cân sách vở cũ, sắt vụn trên chiếc xe đạp cũ kĩ của 2 mẹ con Cúc.
Nếu may mắn là ngày nắng, mẹ con Cúc còn đi thu mua được nhiều chứ những ngày mưa chỉ biết thở dài ngao ngán.
Để giúp mẹ, Cúc thường nhờ bạn bè hoặc tự đăng số điện thoại lên trang của trường đại học Công nghiệp Hà Nội. Ai có nhu cầu mua bán sẽ gọi trực tiếp để mẹ ra lấy, không phải đạp xe nhiều nữa.
Lâu dần, những cô cậu sinh viên trở thành khách quen của mẹ con Cúc. Đôi ba cân tài liệu, vài chiếc vỏ hộp nhựa cũ cũng trở thành nguồn sống của mẹ con Cúc.
Nhiều người xung quanh biết hoàn cảnh của mẹ con Cúc, thấy tấm lòng hiếu thảo của cô con gái cũng thường xuyên gom đồ đồng nát để giúp đỡ phần nào.
Thỉnh thoảng, Cúc còn được một vài người thuê lau dọn nhà cửa để kiếm thêm thu nhập.
Mỗi tháng hai mẹ con Cúc kiếm được từ 2- 2 triệu rưỡi nhờ nghề đồng nát. Số tiền ấy phải chia nhỏ ra các phần để nuôi bốn con người. Ba mẹ con Cúc trên này và bố Cúc ốm yếu dưới quê.
Căn nhà trọ chật hẹp chưa đến 10 mét vuông chỉ đủ kê cái giường cho cả 3 mẹ con nằm. May sao cô chủ trọ biết hoàn cảnh nên lấy tiền nhà rẻ đi. Nhưng những sinh hoạt phí khác thì chẳng ai thương cả.
Số tiền nhỏ chỉ vừa đủ trang trải hàng tháng chứ chẳng dôi dư đồng nào. Tiền học của Cúc và em trai vẫn phải đi vay ngân hàng.
Hồi mới bắt đầu làm nghề đồng nát, Cúc không tránh khỏi những lúc tự ti về bản thân.
Khách hàng chủ yếu là sinh viên trẻ dĩ nhiên Cúc có đôi lần tự so sánh. Trong khi bạn bè được đi ăn uống, đi mua sắm quần áo đẹp thì Cúc đội chiếc nón cũ, chân tay lấm lem bụi bẩn rong ruổi thu mua sắt vụn.
Rồi những lúc chở hàng cồng kềnh cũng khiến Cúc ngã lăn ra đường, xây xước hết chân tay. Hay bị người đi đường chửi mắng, quát nạt. Thậm chí dùng nhiều ngôn ngữ nặng nề. Nước mắt Cúc cứ chực trào vì buồn, vì tủi.
"Mới đầu đi mình cũng ngại. Bị người ta chửi mắng thường xuyên nhưng là lỗi của mình mà. Lâu dần thì mình quen. Giúp được mẹ và kiếm thêm tiền thì mình chẳng phân biệt nghề nào cả.
Mọi người ở lớp vẫn gọi mình là cô bé đồng nát đấy!" Cúc cười thật tươi khi nhắc đến biệt danh đấy.
Cúc thấy tự hào về nghề đồng nát đã cho cô tấm chữ, tự hào vì có một người mẹ tuyệt vời.
Người mẹ tần tảo mang nhiều nỗi băn khoăn
Bố bị bệnh không thể làm việc. Chính người mẹ chưa từng đi đâu xa vì sức khoẻ yếu nay cũng dũng cảm lên chốn phồn hoa đô thị để làm lụng, nuôi hai chị em Cúc ăn học.
Mẹ Cúc ốm yếu, bị sỏi thận nặng nhưng vì con bà vẫn chưa dám mổ.
Mẹ Cúc bần thần nói: "Bên thận trái có nhiều sỏi nhưng tôi quyết không mổ. 2 năm nữa là bọn hắn học xong thì lúc đấy tính. Giờ cứ uống thuốc thôi là được rồi."
Chính vì vậy bà cũng không dám đạp xe trên những khu xa bởi nếu đi xa có lẽ sức khoẻ của mẹ Cúc cũng không trụ được.
Với Cúc mẹ là thần tượng. Còn với mẹ, Cúc là đứa con hiếu thảo chẳng ngại khó khăn. Nhưng trong thâm tâm bà có nhiều nỗi lo hơn thế.
"Nó là con gái mà chẳng ngại vất vả. Trước đi làm ở siêu thị rồi đi dạy thêm kiếm tiền cũng được. Giờ thời gian học hành choán hết chỉ có đi đồng nát giúp mẹ. Chẳng sợ bẩn thỉu nặng nhọc cũng chẳng thấy xấu hổ mà còn thấy tự hào.
Nhiều người biết nó đi cùng mà ngạc nhiên khen con bé chăm chỉ, chịu khó.
Nhiều lúc thấy con không được bằng bạn bằng bè tôi cũng tự trách bản thân. May sao con cái đều hiểu và giúp đỡ mẹ.
Lúc cho Cúc đi học cũng nhiều người bàn tán lắm. Nhưng nó ham học và thuyết phục nên nhất quyết tôi cho đi. Giờ chỉ lo ra trường không kiếm được việc, mà các khoản nợ thì nhiều quá. Chỉ mong 2 chị em nó cố gắng thôi!"
Hôm nay là đôi bàn tay lấm lem nhưng ngày mai biết đâu Cúc lại là một biên dịch viên nổi tiếng như ước mơ của cô. Điều đó vẫn chờ sự nỗ lực từ phía "cô bé đồng nát" rất nhiều.
Nhưng chỉ biết rằng ngày hôm nay Cúc vẫn nở nụ cười tươi rói trên chiếc xe đạp cũ kĩ chở giấc mơ thành hiện thực…
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.