- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có một lớp học giá 15 ngàn đồng của ông giáo già giữa làng đại học Sài Gòn
Suốt hơn 20 năm nay, ở tuổi 70 ông Tư vẫn say sưa dạy học cho trẻ em nghèo. Lớp học tình thương của ông Tư chỉ thu 15.000 đồng mỗi tháng để đóng tiền điện, nước, mua phấn, bút.
Suốt hơn 20 năm nay, ở tuổi 70 ông Tư vẫn say sưa dạy học cho trẻ em nghèo. Lớp học tình thương của ông Tư chỉ thu 15.000 đồng mỗi tháng để đóng tiền điện, nước, mua phấn, bút.
Tại ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, không ai không biết đến lớp học tình thương của ông Tư - lớp học dành cho những trẻ em nghèo.
Ông
tên thật Huỳnh Văn Phê nhưng người dân địa phương và học trò quen gọi
họ với cái tên thân mật là ông Tư. Ông dạy học từ trước năm 1975, vợ ông
cũng làm nghề "gõ đầu trẻ" ở quê Tiền Giang. Sau đó ông Tư đi làm công
nhân, cuộc sống khó khăn vợ ông cũng nghỉ dạy.
Sau
khi kinh tế ổn định, vì thương trẻ em nghèo không có nơi để học, cũng
không thể từ bỏ niềm yêu nghề, năm 1994 ông bà mở lớp học tình thương và
gắn bó từ đó đến nay. Những ngày đầu mở lớp còn nhiều khó khăn, lớp học
chỉ tạm bợ bằng mái lá. Sau được chính quyền ấp Tân Lập giúp đỡ ông bà
đã xây dựng nên hai lớp học khang trang như hiện nay.
Hiện
lớp học tình thương có 60 em, chia thành hai lớp. Một lớp từ mẫu giáo
đến lớp 2, còn lại đến lớp 4. Các học trò của ông đều là con nhà dân,
cha mẹ vốn dân lao động, lên thành phố mưu sinh với đủ nghề.
Hơn
một năm nay, vơ ông ốm phải về quê dưỡng bệnh. Hai lớp học giờ đều do
ông cáng đáng. Cứ khi lớp này ra chơi thì ông dạy lớp còn lại. Lớp của
ông chỉ thu 15.000 đồng mỗi tháng để đóng tiền điện, nước, mua phấn,
bút. Nhiều học trò khó khăn, ông cũng không đành lòng thu tiền của các
con.
Chỉ thu tiền tượng trưng nên dụng cụ học tập sách vở khá thiếu thốn. Nhiều quyển sách đã cũ nhưng chưa thể thay mới.
Học
sinh đều là con cái của dân lao động, mỗi em một hoàn cảnh nên không
phải ai cũng được đến trường đàng hoàng. Như bé Trang, đã 10 tuổi nhưng
mới chỉ học lớp 1. Ba mẹ bé làm phụ hồ, điều kiện gia đình khó khăn.
Nhiều
em lớn tuổi cũng học chương trình tiểu học, được ông Tư giúp đỡ. Trong
ảnh, em Nguyễn Thị Xuân (13 tuổi) đang học chương trình lớp 4. "Em trước
có đi học nhưng kém quá nên giờ phải học lại từ đầu", Xuân chia sẻ.
Nhiều
em do hiếu động nên lười học, ông Tư tận tay rèn luyện thêm. "Dạy bọn
trẻ này mệt lắm nhưng yêu nghề yêu trẻ thơ nên vợ chồng chúng tôi vẫn
không bỏ lớp, ráng được ngày nào hay ngày ấy", ông chia sẻ.
Thỉnh
thoảng phụ ông đứng lớp có các bạn sinh viên tình nguyện. Có những bạn
trước kia vốn là học trò của ông nay quay lại thăm lớp cũ.
Khi học trò ra chơi, tan học ông tranh thủ chấm bài và soạn giáo án.
Học
trò hiếu động nhưng khi vào lớp thì rất chịu nghe lời ông. Những học
sinh ở đây nếu muốn học lên cao hơn thì ông bà sẽ làm đơn chuyển vào
trường chính quy.
Ông
không cho bọn trẻ gọi là thầy, mà chỉ cần xưng "ông Tư" là đủ. Ông cho
rằng, mình chỉ giúp đỡ các em khi khó khăn nên chưa thể gọi là thầy.
Lớp
học diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 và kết thúc lúc 11h mỗi ngày để buổi
chiều các bé có thể ở nhà phụ gia đình. Đón các con đi học về, chị Phạm
Thị Thanh Hằng (35 tuổi) chia sẻ: “Tôi ở Phan Rang mới vô được hơn 1
tháng nay, giờ bán bánh canh ở làng đại học. Mấy đứa con chưa có tạm
trú, nhà lại khó nên không xin đi học được. May nhờ có lớp tình thương
của ông Tư”.
Khi
học trò về hết, ông lại một mình ở trong căn nhà cũ cạnh lớp học nghỉ
ngơi. Vợ về quê, ông chỉ sống một mình nên bữa nào cũng ăn cơm bụi.
Với những nỗ lực nuôi dạy học trò trong nhiều năm, vợ chồng ông Tư đã nhận nhiều giải thưởng, bằng khen từ các cấp.
Ông
tâm niệm làm gì cũng do cái tâm mình, chỉ mong thanh thản. Bằng khen
của các cấp có nhiều mấy nhưng không vui bằng nhìn lũ nhỏ biết đọc, biết
viết, biết làm toán. Điều ông lo không chỉ là sức khỏe tuổi già mà
miếng đất ông mở lớp có thể bị giải tỏa, khi ấy không biết đám trẻ sẽ đi
về đâu.
Theo Trí thức trẻt
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.