- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô thương trò nhưng lực bất tòng tâm
Chứng kiến cảnh cô, trò ở các huyện vùng cao Thanh Hóa phải ngồi trong lớp học tranh tre, nứa lá, không ít người xót xa. Tuy nhiên, tất thảy đều “lực bất tòng tâm”.
Chứng kiến cảnh cô, trò ở các huyện vùng cao Thanh Hóa phải ngồi trong lớp học tranh tre, nứa lá, không ít người xót xa. Tuy nhiên, tất thảy đều “lực bất tòng tâm”.
Cô, trò cùng run trong rét
Bản Tai Giác là một trong những bản nghèo, khó khăn của xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa. Bản có hơn 100 hộ dân thì có tới 73 hộ nghèo, còn lại hầu hết là diện cận nghèo. Đời sống của người dân ở đây đang vô cùng khó khăn, kinh tế hầu như dựa hoàn toàn vào quỹ đất nông nghiệp ít ỏi và ngày càng nghèo dinh dưỡng.
Các cháu mầm non ở bản Tai Giác, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang phải ngồi học trong phòng tranh tre, nứa lá. Ảnh: H.Đ
Trong điều kiện đó, việc học hành của con em dân bản vẫn được người dân duy trì trong những khó khăn chồng chất. Khu lớp học mầm non của trẻ em trong bản nép mình trên khu đất hẹp. 2 phòng học dựng tạm, không tường xây che chắn. Mái lợp là những chiếc lá kè, lá cọ bện lại với nhau. Trong những căn phòng học tạm bợ ở Tai Giác, cô và trò trải chiếu sinh hoạt trên nền đất. Cái lạnh đầu mùa kèm theo những hạt mưa phùn cứ thổi dồn dập vào căn phòng trong cái lạnh tê tái của cả giáo viên và học sinh.
Cô giáo Phạm Thị Đương - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Sơn, cho biết: “2 phòng học tạm ở Tai Giác được dựng lên từ năm 2013. Dù biết cơ sở vật chất chưa đáp ứng được 100% yêu cầu giảng dạy, chăm sóc trẻ song giáo viên ở đây đều phải cố gắng khắc phục. Trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương còn nghèo, thì chưa thể tránh việc phải dựng phòng học tranh tre để dạy học.”
Dù là phòng học tạm bợ, thế nhưng hai phòng học tranh tre ở Tai Giác lại đang là 2 lớp ghép, đảm nhận việc chăm sóc 38 trẻ mầm non trong bản. Bà con dân bản và giáo viên nơi đây chỉ mong một điều là những lớp học tạm kia sớm được thay thế bằng những phòng học kiên cố, để các cháu không phải run rẩy trong những cơn gió lạnh mùa đông.
Còn hàng trăm trẻ ở lớp tranh, tre
Cũng giống như bản Tai Giác (Phú Sơn), hiện nay, gần 300 trẻ mầm non ở xã biên giới Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang phải ngồi học trong phòng tranh tre, nứa lá trống hoác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các cháu.
Cô giáo Hà Thị Tiếp - Hiệu trưởng trường mầm non xã Tam Thanh, cho biết: Năm học 2016-2017 này, trường mầm non xã Tam Thanh tiếp nhận 379 trẻ em đến nhà trẻ, mẫu giáo ở khu lớp học tại trung tâm xã và 7 lớp cắm bản xa. Trong số trẻ đến lớp có tới 298 cháu đang phải ngồi học trong các phòng học tranh tre, nứa lá ọp ẹp. Các phòng học tranh tre, nứa lá của nhà trường đều do phụ huynh học sinh, người dân địa phương đóng góp luồng, vầu, nứa, lá kè, lá cọ dựng lên.
Bên cạnh đó, do khu trường tranh tre, nứa lá được dựng thấp, vào mùa đông thường có sương mù kéo dài, nên các phòng học thiếu ánh sáng, ẩm thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. “Hiện nay, nhà trường có số trẻ còn phải ngồi học phòng tranh tre, nứa lá nhiều nhất huyện Quan Sơn. Do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, nên phần lớn các cháu mầm non đều thiếu áo ấm, chăn ấm, giầy, tất khi đến trường vào mùa đông. Vào mùa đông, trời rét buốt, nhìn các cháu đến trường mà thương lắm, nhưng lực bất tòng tâm”- cô Hà Thị Tiếp tâm sự.
Theo Dân Việt
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.