- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dạy con, quản hay buông đều hỏng
Người mẹ nhỏ nhẹ: “Sao con lựa gắp hết nấm trong canh vậy? Phải chừa một phần cho mọi người chứ con!”. Cậu con trai lặng lẽ đứng dậy, cầm tô cơm đến đổ thẳng vào sọt rác rồi đóng sập cửa phòng”.
“Trong bữa cơm chiều, người mẹ nhỏ nhẹ: “Sao con lựa gắp hết nấm trong
canh vậy? Phải chừa một phần cho mọi người chứ con!”. Cậu con trai lặng
lẽ đứng dậy, cầm tô cơm đến đổ thẳng vào sọt rác rồi đóng sập cửa
phòng”.
Không hiểu con, cha mẹ trả giá
Cây cong thì nhánh cũng cong
Ví dụ trên được các tư vấn viên của Cty Truyền thông – Tư vấn và đào tạo sư tử trẻ ra đưa làm ví dụ để minh chứng cho nhận định ở trong gia đình, mỗi đứa con “hư” theo mỗi kiểu và đa số cái “hư” đó đều xuất phát từ cái “hỏng” trong cách ứng xử của bố mẹ với con.
Theo
đó, kiểu ứng xử thứ nhất là bố mẹ khắt khe cấm đoán, gia trưởng một
chiều, cái tôi của bố mẹ “đè bẹp” cái tôi của con cái khiến đứa trẻ dù
đã lớn vẫn phải mang biệt danh là “con của mẹ”. Con không bao giờ có thể
tự quyết định chuyện gì, kể cả chuyện học thêm môn nào hay kiểu quần áo
mặc.
Song
song với đó, một số trẻ bị bố mẹ khắt khe sẽ có hướng xung đột, thù
ghét với những người xung quanh. Gia đình anh chị Sang, hai vợ chồng đều
làm trong bệnh viện ở TP.HCM, đã rất đau khổ khi cô con gái 14 tuổi
luôn tìm cách đánh đập, hành hạ đứa em lên 7 của mình. Một lần, hai anh
chị đã sợ hãi khi tận mắt thấy con đập một con mèo lỡ đi lạc vào nhà cho
đến chết.
“Đứa
con đi học về, vào phòng lấy balô quần áo, cầm điện thoại gọi cho bố:
“Hôm nay cuối tuần, con đi du lịch với lớp hai ngày rồi về bố nhé?”. Đầu
dây bên kia ông bố đáp: “Ừ, đi đâu thì đi! Nhớ cẩn thận đó!” rồi cúp
máy”. Đây là điển hình của kiểu ứng xử thứ hai - bỏ mặc con.
Khi
trong gia đình có bố mẹ không quan tâm, thả lỏng và để mặc con cái với
lý do muôn đời là “bận rộn” thì đứa trẻ sẽ hướng ra ngoài để tìm một
“mẫu người lý tưởng”. Trong quá trình đi tìm đó, trẻ sẽ sa chân vào con
đường xấu lúc nào không biết.
“Muốn
cái gì thì cứ việc bỏ nhà đi vài ngày, thế nào ông bà ấy chẳng sợ!” là
suy nghĩ của S., con trai độc nhất trong một gia đình trí thức. “Mượn”
máy tính xách tay của bố mang đi bán được hơn 8 triệu, S. về nhà lấy lý
do “bỏ quên trong quán cà phê, quay trở lại thì đâu mất”. Ông bố đùng
đùng nổi giận quát con vì làm mất chiếc máy tính lưu trữ nhiều dữ liệu
quan trọng, S. ngay lập tức bỏ nhà đi.
Ba
ngày sau, bạn bè của S. thông báo: “Bố mày chịu thua rồi, ông nói về
đi, ông bỏ qua hết”. Thế là S. lại quay về với những “chiêu thức” mới.
Kiểu ứng xử thứ ba khi cha mẹ quá cưng chiều con, không thiết lập được
các giới hạn, họ sẽ không quản lý được, thậm chí bị phụ thuộc vào con.
Được nuông chiều đã quen, đứa trẻ dần dần có thói quen đưa ra yêu sách.
Nếu không thỏa mãn, nó sẽ làm mọi cách để đạt được mục đích.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Không hiểu con, cha mẹ trả giá
Từ
năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã
phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là người chưa thành niên
phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự là con số mà
Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và điều tra tội phạm, Học viện Cảnh
sát nhân dân thống kê mới đây.
Một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tội phạm man rợ ngày càng
trẻ hóa, theo Thạc sỹ, giảng viên Ngô Văn Vinh, đó chính là gia đình.
Qua phân tích 35.654 đối tượng người chưa thành niên phạm tội cho thấy
có đến gần 50% rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là
đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, trong gia đình thường xảy ra bạo
lực, bố mẹ ly dị, ly thân…
Người
lớn trong gia đình không nắm được đặc điểm diễn biến tâm lý của trẻ qua
từng giai đoạn nên việc quản lý, giáo dục trẻ em chưa phù hợp, thiếu
quan tâm tới trẻ em hoặc quá được nuông chiều, được đáp ứng mọi nhu cầu,
đòi hỏi phi lý, dung túng lối sống ích kỷ, hẹp hòi cũng là một trong
những nguyên nhân.
“Rất
nhiều vụ án đã xảy ra, bố mẹ không tin vào việc con mình có thể phạm
tội, thậm chí phạm tội dã man, man rợ đến thế. Điều đó chứng tỏ phụ
huynh không nắm bắt được con em của mình trong một thời gian dài.
Ở
nông thôn có tình trạng bố mẹ đi làm xa, con cái ở nhà làm cho vai trò
nắm bắt, giáo dục con cái của bố mẹ bị suy yếu. Ở thành thị, cha mẹ cho
con ở phòng riêng, tự do dùng internet, vô tình đã đẩy con mình vào một
thế giới nhiều cạm bẫy” - Thạc sỹ, giảng viên Ngô Văn Vinh nhấn mạnh.
|
Theo Báo Pháp Luật
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.