- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Đây là giấy khen hay thiệp chúc mừng cuối năm học?"
VietNamNet vừa nhận được bài viết của một thầy giáo tiểu học, nêu câu chuyện về một loại giấy khen mới. Đó là tấm giấy đề hai chữ “Chúc mừng” của một trường tiểu học ở thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang).
VietNamNet vừa nhận được bài viết của một thầy giáo tiểu học, nêu câu chuyện về một loại giấy khen mới. Đó là tấm giấy đề hai chữ “Chúc mừng” của một trường tiểu học ở thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang). Dưới đây là ý kiến phân tích của thầy giáo và mời bạn đọc cùng trao đổi.
Thiệp chúc mừng hay giấy khen
Cuối năm học, trường nào cũng in giấy khen để tặng học sinh có thành tích cao trong năm học. Giấy khen vừa để công nhận thành tích học tập, vừa để động viên, khuyến khích học sinh cố gắng hơn nữa.
Giấy khen hay thiệp mừng? |
Thường thì theo quy định của công đoàn cơ quan của các phụ huynh, phần thưởng dành cho trẻ em có giấy khen xuất sắc thường cao hơn giấy khen tiên tiến.
Còn ở bộ phận khuyến học các địa phương, khi khen thưởng khích lệ trẻ em, bây giờ cũng linh hoạt theo đổi mới giáo dục: Thưởng theo hai loại giấy khen xuất sắc và giấy khen giỏi từng môn.
Theo nếp nghĩ đó, nên khi tập hợp giấy khen để kịp thời phát thưởng cho các cháu nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6 năm nay, cơ quan của anh bạn tôi ngạc nhiên vì một số “giấy khen” được photo gửi đến nó không phải là… giấy khen.
Mà đó là tấm giấy đề hai chữ “Chúc mừng”. Dưới chữ “Chúc mừng” đó là tên học sinh và các thành tích đạt được.
Mọi người đều cảm thấy lạ. Bởi giấy khen thì phải theo khuôn mẫu giấy khen đúng quy định về quốc huy, tiêu đề… theo Nghị định 85/2014 của Chính phủ.
Còn thiệp chúc mừng chỉ dành cho sinh nhật, khai trương… chứ không để vinh danh thành tích học sinh.
Giấy khen – tính truyền thống và tính pháp lí
Từ trước tới nay, tất cả các công ty, doanh nghiệp, trường học… đều thưởng giấy khen cho cá nhân có thành tích cao.
Tấm giấy khen là một hình ảnh đẹp, đáng tự hào cho mỗi cá nhân được tặng và là một kỉ niệm lớn của tuổi học trò. Tấm giấy khen cũng là niềm mong muốn của cha mẹ học sinh.
Đây là giấy khen chuẩn mực |
Giấy khen còn mang tính quy định vì đây là một hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng số 16/VPQH năm 2013 (áp dụng đối với cá nhân, tập thể người Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài) và các văn bản dưới luật. Vì thế, trong những trường hợp ấy, từ "giấy khen" được viết hoa.
Theo các văn bản quy định nói trên thì cá nhân có thành tích cao được thủ trưởng đơn vị tặng Giấy khen.
Nếu có thành tích cao nữa thì được đề nghị cấp trên tặng Bằng khen.
Thực tế đã có học sinh được tặng Bằng khen như mới đây hai học sinh ở Bình Dương dũng cảm bắt cướp, hay em Nguyễn Văn Thao ở Thái Nguyên đã quên mình cứu bạn…
Theo quy định về đánh giá học sinh Tiểu học (Thông tư 22) đã sửa đổi Điều 16 của Thông tư 30 về khen thưởng, thì “Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh…”, “Học sinh có thành tích xuất sắc được nhà trường đề nghị cấp trên khen thưởng…”.
Qua phân tích trên, tôi cho rằng việc biến tấu giấy khen thành thiệp chúc mừng là chưa đúng.
Rất nhiều thành tích mà học sinh chỉ có thiệp chúc mừng |
Thủ trưởng đơn vị là người quyết định và kí giấy khen.
Việc viết giấy khen được phép linh hoạt theo nội dung khen nhưng vẫn phải bám sát các quy định trong ngành. Tuy nhiên, một số hiệu trưởng lại vận dụng tạo ra giấy khen muôn vẻ.
Trong trường hợp này, hiệu trưởng đã “sáng tạo” ra thiệp chúc mừng để thay cho giấy khen như quy định.
Để góp ý cho việc trao giấy khen ở những năm học sau, xin được tham khảo ý kiến bạn đọc về việc những giấy khen là thiệp chúc mừng kia có thực sự là giấy khen hay không?
Thầy giáo Tùng Sơn/ Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.