- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điểm sàn năm nay có thay đổi?
Theo dự kiến của nhiều chuyên gia tuyển sinh, điểm sàn năm nay sẽ thay đổi, nhưng cũng có ý kiến cho rằng điểm sàn sẽ giữ như năm trước.
Ngày mai 28/7, Bộ GD&ĐT sẽ họp, phân tích tổng chỉ tiêu và kết quả điểm thi THPT quốc gia để đưa ra ngưỡng điểm (điểm sàn) đảm bảo chất lượng đầu vào đại học năm 2016. Với phổ điểm năm nay, theo dự kiến của nhiều chuyên gia tuyển sinh, điểm sàn năm nay sẽ thay đổi, nhưng cũng có ý kiến cho rằng điểm sàn sẽ giữ như năm trước.
Ngưỡng xét tuyển vào đại học, cao đẳng được xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, đặc điểm vùng miền, đảm bảo hệ số dôi dư để các trường có thể tuyển đủ thí sinh.
Sau khi có ngưỡng xét tuyển này, các trường đại học, cao đẳng sẽ nhận hồ sơ của thí sinh. Căn cứ vào chỉ tiêu, lượng thí sinh đăng ký và ngưỡng xét tuyển, các trường sẽ ra được mức điểm chuẩn.
Về mức điểm sàn năm nay, trao đổi với PV Dân trí, tiến sỹ Nguyễn Khắc Khiêm, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cho rằng, năm nay số thí sinh dự thi THPT quốc gia giảm gần 10% so với năm 2015. Tổng chỉ tiêu của các trường cơ bản ổn định. Tuy nhiên, số trường ĐH dành chỉ tiêu xét tuyển theo học bạ 3 năm THPT tăng nhiều. Do vậy, tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa theo kết quả kết quả thi THPT quốc gia sẽ giảm. Dự kiến mức điểm sàn đại học sẽ bằng mức điểm năm 2015.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, theo phổ điểm công bố của Bộ GD&ĐT ngày 26/7, với mức điểm thi năm nay, trừ các khối thi D, D1 có điểm trung bình dưới 15, khối C có điểm trung bình xấp xỉ 15, các khối thi còn lại đều có điểm trung bình trên 15. Điều này là do phổ điểm các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa lệch về phía điểm cao còn phổ điểm của môn Tiếng Anh lệch về phía điểm thấp. Các đường cong phổ điểm rất đều, không dốc tạo điều kiện thuận lợi cho các trường xác định điểm trúng tuyển phù hợp với chỉ tiêu của mình.
Ông Điền dự kiến điểm sàn năm nay sẽ không thay đổi so với năm 2015.
Được biết, điểm sàn năm 2015 có duy nhất mức điểm là 15. Mức điểm này là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên.
Điểm sàn sẽ dao động
Khác với nhận định của các ý kiến trên, ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng cho rằng, điểm sàn nên xác định thấp hơn năm trước bởi phổ điểm thấp hơn năm 2015 do tổng số thí sinh dự thi giảm.
Ông Đặng Văn Tùng, Phó trưởng phòng đào tạo Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông nhận định, nếu theo đúng phổ điểm mà Bộ GD&ĐT công bố thì điểm khối A thấp hơn năm trước khoảng trên 1 điểm, khối A1 thấp hơn khoảng 0,5 điểm còn khối D thấp hơn khoảng 1,5 điểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ Bộ GD&ĐT sẽ giữ điểm khối A, A1 bằng năm trước.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân thường có mức điểm chuẩn cao nên điểm sàn của Bộ hầu như không ảnh hưởng đến mức điểm sàn của trường. Tuy nhiên, theo phổ điểm mà Bộ GD&ĐT công bố, ông Phạm Quang Trung, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, mặt bằng chung đều có điểm thấp hơn, đặc biệt là môn tiếng Anh quá thấp nên nhiều khả năng điểm sàn giảm. Dự kiến trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ giảm từ 0,5 - 1 điểm tùy theo ngành so với năm trước.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, nhìn vào bảng phân tích phổ điểm thi năm nay, phổ điểm khối A, A1, B hơi nghiêng về phía tay phải, điều này cho thấy số lượng thí sinh đạt điểm cao và trên trung bình lớn hơn năm ngoái.
Phổ điểm phân bố cũng rất đều, tuy không nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Với phổ điểm này, các trường tốp trên sẽ dễ dàng tuyển sinh hơn năm 2015 vì không cần sử dụng đến các tiêu chí phụ.
Đối với phổ điểm thi khối D, kết quả năm nay cũng tương đương năm trước, điểm trung bình tuy thấp nhưng số lượng thí sinh thi đông vì xét ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đều là ba môn thi bắt buộc. Khi các trường xét tuyển, với mức điểm cao hơn mức trung bình thì số lượng thí sinh vẫn rất đông, không ảnh hưởng đến nguồn tuyển của các trường.
Ngày mai 28/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố mức điểm sàn năm 2016.
Theo Dân trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.