- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dừng tuyển sinh trung cấp trong các trường đại học
Đó là một trong nhiều chỉ đạo của Bộ GD-ĐT quy định tại hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 ban hành ngày 26/5.
>>Trường nghề đầu tư triệu đô, tuyển sinh lay lắt
Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị sự nghiệp, các Ban quản lý chương trình, dự án trực thuộc rà soát, đánh giá các hoạt động theo thiết kế không còn phù hợp với điều kiện thực tế và đề xuất điều chỉnh (kể cả điều chỉnh các hạng mục trong Báo cáo nghiên cứu khả thi nếu cần thiết) để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ phi chính phủ....
Ảnh minh họa |
Bộ GD-ĐT cho biết, việc xây dựng kế hoạch đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 được quy định: Xác định chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ dựa trên tổng số giảng viên cơ hữu theo khối ngành của cơ sở đào tạo theo quy định.
Các cơ sở đào tạo trực thuộc không tăng chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ chính quy nhằm ổn định quy mô để nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với các trường có đào tạo giáo viên, do số lượng đào tạo ngành sư phạm hiện nay đã vượt so với nhu cầu của xã hội, nên đề nghị tiếp tục giảm chỉ tiêu sư phạm tuyển mới (cụ thể sẽ có hướng dẫn sau).
Cùng với đó, chỉ tiêu vừa học vừa làm: tối đa bằng 30% chỉ tiêu chính quy. Dừng xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN trong các trường ĐH đảm bảo quy định về dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017 theo quy định.
Bộ cũng đề nghị các đơn vị xác định chỉ tiêu từ xa năm 2017 không tăng hoặc điều chỉnh giảm so với năm 2016 vì việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo hệ này những năm qua đạt tỷ lệ thấp.
Các chỉ tiêu dự bị ĐH, phổ thông dân tộc nội trú, năng khiếu về cơ bản giữ ổn định như năm 2016....
Về dự toán chi NSNN, Bộ đề nghị trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong, ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết....
Dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với thực hiện năm 2016.
Theo Vietnamnet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.