- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giám thị ký nhầm, thí sinh phải chép lại bài
Thí sinh và phụ huynh khá bức xúc khi trong buổi thi môn Toán sáng 1/7 giám thị ký sai vào bài thi. Sau khi phát hiện, các giám thị yêu cầu thí sinh chép lại bài.
>>Xem Toàn cảnh Kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Sự việc xảy ra ở phòng thi 1010, điểm thi Trường THPT Hermann Gmeiner (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) vào giờ thi môn Toán.
Theo lời kể của thí sinh, một trong hai giám thị ký sai vào giấy thi, sau đó yêu cầu thí sinh trong phòng chép lại và vẫn thu bài đúng giờ.
Trao đổi với Zing.vn, Bà Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM, chủ tịch Hội đồng thi cụm thi 64 (tỉnh Bến Tre) xác nhận sự cố trên.
Theo Bà Quỳ, một cán bộ coi thi do Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre mới bổ sung, chưa tham gia khóa tập huấn, tâm lý căng thẳng, đã ký nhầm giấy làm bài của thí sinh. Thay vì ký vào ô giám thị coi thi, thầy giáo này ký vào ô giám khảo chấm thi.
Sự việc được phát hiện sau 5 phút bắt đầu làm bài, hai giám thị quyết định cho thí sinh chép lại vào giấy thi mới. Phòng thi 1010 được kéo dài thêm thời gian để không làm mất quyền lợi của thí sinh.
“Chúng tôi đã nhắc nhở các cán bộ coi thi cẩn thận và tập trung ở các môn thi tiếp theo để khỏi ảnh hưởng đến tâm lý, quyền lợi của thí sinh trong kỳ thi năm nay”, Bà Quỳ chia sẻ.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga thăm hỏi, động viên thí sinh thi tốt tại
buổi thanh tra công tác thi THPT quốc gia 2016 tại ĐH Khoa học Xã hội
và Nhân văn ĐH Quốc gia TP HCM sáng 1/7. Ảnh: Phước Tuần |
Đại diện Sở GD&ĐT Bến Tre cũng xác nhận sự cố nói trên và ban chỉ đạo điểm thi trường THPT Hermann Gmeiner đã lập biên bản sự việc. Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Bến Tre đang phối hợp các cơ quan chức kiểm tra và có hướng giải quyết báo cáo Bộ GD&ĐT.
Trước đó, sáng cùng ngày, trong chuyến thanh tra công tác tổ chức thi tại hai trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lưu ý giám thị tuyệt đối không sáng tạo khi xử lý các tình huống phát sinh ngoài quy chế.
Thứ trưởng Ga nhắc lại kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, 29 thí sinh tại một phòng thi tại Đà Lạt phải thi lại môn Toán. Lý do là cả giám thị 1 và 2 ký nhầm ô “cán bộ chấm thi”.
Sau hơn 90 phút làm bài, khi phát hiện lỗi này, thay vì báo cáo ngay để có phương án xử lý, giám thị lại phát giấy thi khác và yêu cầu thí sinh chép lại phần đã làm gây mất thời gian làm bài và ảnh hưởng tâm lý của thí sinh.
Báo cáo thứ trưởng tại buổi thanh tra, ông Trần Linh Thước - Hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM, cho biết, cụm thi do trường phụ trách có 1 trường hợp thí sinh bị gãy tay.
Đó là thí sinh Lê Ngọc Thanh Vy, học sinh trường THPT Phú Nhuận, TP HCM dự thi tại điểm thi trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3. Không để thí sinh bỏ dở kỳ thi vì không tự viết bài được, hội đồng thi phải bố trí cho thí sinh này thi phòng thi riêng có 2 giám thị giám sát.
Tại đây, thí sinh Thanh Vy sẽ đọc bài làm cho một người giúp em ghi chép đồng thời có máy ghi âm ghi lại giúp thí sinh. Tại cụm thi do ĐH Sư phạm TP HCM phụ trách, một thí sinh cũng bị gãy tay. Trường có phương án hỗ trợ, cử người viết thay và có giám sát kỹ lưỡng để hỗ trợ thí sinh bị gãy tay này.
Còn tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM, TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết, một thí sinh bị khuyết tật, nhà trường bố trí sinh viên tình nguyện cõng lên phòng thi. Một trường hợp đặc biệt nữa là thí sinh thi tại điểm thi THCS Võ Trường Toản bị bệnh động kinh. Hội đồng thi đã liên hệ Bệnh viện Đa khoa quận 1 cấp thuốc dự phòng cấp cứu khi thí sinh bị lên cơn động kinh.
Về vấn đề chấm thi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết bộ lo lắng về việc chấm thi ở TP HCM vì các cụm thi đều đưa bài về TP HCM chấm nên lượng bài thi sẽ nhiều hơn năm ngoái. Đại diện các trường cho biết đã có đầy đủ giáo viên chấm thi và công bố thi vào khoảng ngày 15/7.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến 4/7, với 8 môn thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Với môn Ngữ văn, đề thi có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.