- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gian lận thi cử thời công nghệ
Chợ mua bán, cho thuê thiết bị gian lận thi cử công nghệ cao vào mùa nhộn nhịp.
“Hạt đỗ” kỳ diệu
Tôi hỏi: “Này, siêu nhỏ là nhỏ cỡ nào?”. Cậu ta trả lời: “Nhỏ hơn hạt đỗ”. “Vậy đút vào tai rồi, phải vào Bệnh viện Tai - Mũi - Họng mới lấy ra được à?”. Cậu trẻ cười khùng khục: “Cô âm lịch thật! Sẽ có cục nam châm hút nó ra, không chết được đâu mà lo phải đến bệnh viện!”. Tôi lại hỏi: “Có mỗi cái tai nghe hạt đỗ thôi à? Thế thì làm sao con cô nghe được bài giải đọc ở bên ngoài vào phòng thi?”. Chắc thấy tôi ấm ớ quá nên cậu thôi không giải thích nữa mà đáp gọn lỏn: “Thôi, thế này cô nhé, nói nhanh cho nó vuông, cô vào mạng mà tìm. Cứ gõ “tai nghe siêu nhỏ” hoặc “gian lận thi cử” là ra hết. Tính năng, tác dụng, cách thức vận hành, lắp vào tháo ra - tất tật đủ cả. Làm thế tiện cho cô và đỡ mất thời giờ cho cháu. Chứ cứ trả lời cô kiểu này thì đến mai cũng chả xong!”. Nói rồi, cậu ta cúp máy.
Theo một web bán hàng thì loại tai nghe không dây mà họ rao bán (hoặc cho thuê) là “loại nhỏ nhất thế giới”: “Tai nghe siêu nhỏ Micro Bluetooth Earpiece hoạt động nhờ từ trường siêu bí, mật hàng xịn của USA. Chuyên dùng cho gián điệp CIA. Thiết bị này có kích thước rất nhỏ, gọn gàng và an toàn khi sử dụng nhét vào bên trong tai. Với kích thước nhỏ bé như vậy, không loại pin nào có thể sử dụng cho chiếc tai nghe này và vì thế nó hoạt động nhờ từ trường, vốn cũng là phương tiện để lấy chiếc tai nghe này ra khỏi lỗ tai…
Chàng trai cho thuê tai nghe siêu nhỏ, giọng Bắc, dễ thương hơn chàng trai tôi gọi lần đầu. Cũng có vẻ ít nổi cáu hơn khi tôi cứ hỏi tỉ mẩn, chi tiết về cách sử dụng tai nghe siêu nhỏ. Cậu ấy bảo, muốn hoạt động được một cách hoàn hảo cho gian lận thi cử, có nghĩa là nhận được tín hiệu âm thanh đọc bài từ bên ngoài phòng thi thì tai nghe sẽ phải kết nối bluetooth với một máy phát. Và, để che giấu máy phát thì nó thường được đặt trên cổ.
Cẩn thận hơn, cậu còn dặn: “Cô nên cho em thử trên trang phục của em ở nhà để chắc chắn rằng máy phát không thể được nhìn thấy khi ngồi xuống, cúi xuống, đứng dậy hay đi bộ”.
Thói xấu “nghiện” phao
Thời của phao thi chép tay hoặc photocopy trên giấy nhỏ như con kiến đã qua. Một giảng viên đại học, từng có kinh nghiệm làm giám thị phòng thi nhiều năm kể, giờ phao giấy ít đi nhưng cũng không phải không còn. Có một số thí sinh, nhất là nữ, thường kiếm cớ đau bụng để xin ra ngoài… vệ sinh. Đành rằng, sẽ có giám thị nữ đi theo. Nhưng có em hy vọng sẽ qua mắt được. Nhưng cách ấy, thường là thất bại. Bởi vậy, giờ là thời buổi của phao thi công nghệ cao.
Một sinh viên cũng thú nhận: “Phao cũng gây nghiện đấy, thực sự là vậy! Dùng phao nhiều, lâu dần sẽ rất ngại học và học cũng không vào đầu nữa!”. Rồi cậu kể: “Đã có kỳ thi cháu quyết tâm cai phao. Cháu học, tiếp thu cũng được. Nhưng khi vào phòng thi, thấy có bạn coi phao là bỗng dưng cháu quên hết những gì đã học. Thực sự là không còn nhớ gì hết!”. Tôi hỏi, được ăn học đàng hoàng, có ý thức được mối nguy hại của việc rỗng kiến thức bởi điểm giả, thi giả không, cậu ấy nói: “Cháu biết và rất thương cha mẹ ở quê. Cha mẹ cháu phải chắt chiu lắm mới đủ tiền nuôi cháu ăn học ở thủ đô, chốn gạo châu củi quế này. Cháu làm vậy là phụ công cha mẹ cô ạ!”.
Trở lại câu chuyện của những chiếc tai nghe siêu nhỏ. Cậu rao bán tai nghe, bảo: “Chỗ chúng cháu không chỉ bán mà còn cho thuê. 4-5 triệu đồng một cái tai nghe không phải ai cũng sẵn tiền để mua. Mà cũng không phải để phục vụ cho các kỳ thi quan trọng như thi đầu vào đại học mà cho cả những kỳ thi hết môn ở đại học. Sinh viên thì đa phần thuê thôi!” . Rồi gạ: “Nếu cô muốn thuê cho em thi đại học thì 200 nghìn /ngày. Cô cứ đặt cọc cho cháu cái chứng minh thư thôi là cháu xuất tai nghe cho cô! Dùng xong cô trả lại cháu rồi lấy chứng minh thư về!”.
Thuê - mua đều thoáng
Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, mới đây, Cơ quan Công an đã phát hiện Phan Thanh Phong (ở Cự Khối, Long Biên) đang giao cho khách 10 bộ tai nghe siêu nhỏ. Phong khai đặt mua số tai nghe trên của Lê Văn Việt (ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với giá 500.000 đồng/bộ, sau đó bán lại cho khách giá 600.000 đồng/bộ. Lê Văn Việt trình bày mua tai nghe của Nguyễn Công Chốp (ở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) với giá 400.000 đồng/bộ. Ngoài vụ việc trên, Công an TP Hà Nội còn phát hiện Nguyễn Văn Dương, quản trị 2 trang web tainghesieunho.org và congnghecaohanoi.com có hành vi bán tai nghe siêu nhỏ bất hợp pháp.
Dương khai, 2 trang web trên được lập từ tháng 11-2015 để đăng nội dung rao bán thiết bị tai nghe siêu nhỏ. Khách liên lạc qua điện thoại sẽ được thỏa thuận, hẹn địa điểm giao hàng. Các thiết bị tai nghe siêu nhỏ đặt mua trên mạng Internet của Trung Quốc với giá từ 150.000 đồng đến 1 triệu đồng/chiếc rồi bán cho khách hàng là học sinh, sinh viên, công chức đi thi nhằm gian lận thi cử. Cơ quan Công an đã thu giữ của Dương 117 bộ tai nghe siêu nhỏ Made in China, không có hóa đơn chứng từ.
Nếu không bị phát hiện, bắt giữ, rất có thể từ những lò thiết bị gian lận thi cử công nghệ cao này, những tai nghe siêu nhỏ với bộ thu phát vòng quanh cổ được che giấu tinh vi sau cổ áo như cái cách mà cậu bán hàng nọ hướng dẫn tôi, sẽ len lỏi vào các phòng thi đại học, thi hết môn ở trường đại học hay những kỳ thi quan trọng khác. Và, biết đâu những chiếc phao cứu sinh thời công nghệ cao tinh vi ấy sẽ đưa đẩy những kẻ dốt nát vào tranh chỗ của những người giỏi giang. Năm ngoái, cũng tại Hà Nội, ở Hội đồng thi thuộc quận Cầu Giấy, thí sinh dự thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự Phạm Dương Long ở Vĩnh Phúc đã bị phát hiện sử dụng chiêu trò gian lận thi cử công nghệ cao. Vào buổi thi cuối cùng, từ những nghi vấn ban đầu, Công an quận Cầu Giấy phối hợp với đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội tổ chức theo dõi, bắt quả tang Lê Thị Thủy Linh và Trần Đức Cường đang thực hiện việc sử dụng thiết bị công nghệ gắn vào điện thoại và đọc vào phòng thi cho thí sinh. Sau này, Linh khai nhận, Linh và Long là bạn học phổ thông. Do có thỏa thuận từ trước, vào 7 giờ sáng, Linh đã có mặt tại quán cà phê gần điểm thi để đọc bài giải cho Long. Khi đọc đến câu thứ 3 thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Hy vọng, mùa thi này, những vụ việc đáng tiếc kể trên sẽ không còn lặp lại!
“Chỗ chúng cháu không chỉ bán mà còn cho thuê. 4-5 triệu đồng một cái tai nghe không phải ai cũng sẵn tiền để mua. Mà cũng không phải để phục vụ cho các kỳ thi quan trọng như thi đầu vào đại học mà cho cả những kỳ thi hết môn ở đại học. Sinh viên thì đa phần thuê thôi!”. |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.