- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh cấp 3 ngượng ngùng khi lần đầu ôm chào cô giáo
Phong trào lớp học thân thiện đang lan tỏa khắp 3 miền đất nước.
Phong trào lớp học thân thiện đang lan tỏa khắp 3 miền đất nước, bắt đầu từ lớp học của trẻ em mầm non, đến học sinh tiểu học, THCS, và mới đây nhất tại Trường THPT Sông Lô, tỉnh Tuyên Quang.
Đoạn video chỉ dài hơn 1 phút do em Nguyễn Thanh Tâm, học sinh lớp 11, Trường THPT Sông Lô, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ. Ngay sau đó, hình ảnh cô giáo đón chào cả lớp vào tiết học đã nhận được nhiều sự quan tâm và yêu mến của cộng đồng mạng.
Em Nguyễn Thanh Tâm cho biết, cô Ngô Hà là giáo viên môn Ngữ văn, rất tâm lý nên được các học sinh yêu mến. "Cô nói, vì chương trình lớp 11 khó nên muốn tạo sự gần gũi, thân thiết, giúp các em có tâm thế tiếp thu bài giảng tốt nhất".
Sau khi video được đăng tải lên mạng xã hội, một số ý kiến cho rằng, việc chào hỏi này chỉ phù hợp với các em học sinh bậc mầm non, tiểu học. Còn đối với học sinh cấp 3, không chỉ khiến các em ngại ngùng, mà còn gây mất thời gian cho giờ học.
Trả lời về vấn đề này, Thanh Tâm cho biết, video này là lần đầu tiên cô giáo và các em thực hiện cách chào hỏi "trao yêu thương trước khi vào tiết học" nên có chút ngượng ngùng, đặc biệt là các bạn nam. "Sau sự ngượng ngùng là cảm giác thú vị. Các em đều thấy vui và thoải mái, vào giờ học không còn cảm giác gò bó hay sợ sệt đối với giáo viên".
Thêm vào đó, việc chào hỏi diễn trước giờ vào lớp và khá nhanh nên không gây ảnh hưởng đến tiết học.
Liên hệ với cô Ngô Hà, cô cho biết, đối với học sinh cấp 3, điều khó nhất để thực hiện cách chào hỏi "trao yêu thương trước khi vào tiết học" là phải làm cho học sinh tự giác muốn hợp tác cùng cô. Vì vậy, giáo viên phải có sự gần gũi với các em trong khoảng thời gian nhất định. Không chỉ vậy, trước khi tiết học bắt đầu, cô giáo phải có mặt ở cửa lớp trước đó ít nhất 3 phút.
"Mục đích của tôi là để tạo sự gắn kết, gần gũi giữa cô và trò, tạo cho học sinh tâm thế thoải mái, hưng phấn để vào bài học mới, xóa đi gianh giới e ngại và sự khuôn mẫu. Như vậy, giáo viên mới khơi dậy sự sáng tạo của học sinh".
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.