Khổ như giáo viên tiểu học ngày cuối năm

Đủ loại sổ sách, nào là sổ nhận xét, sổ chủ nhiệm, sổ họp đủ loại, sổ học bạ học sinh, sổ đội viên và sổ bàn giao... Giáo viên phải làm từ sáng đến tối, cả thứ 7, chủ nhật.

Đủ loại sổ sách, nào là sổ nhận xét, sổ chủ nhiệm, sổ họp đủ loại, sổ học bạ học sinh, sổ đội viên và sổ bàn giao... Giáo viên phải làm từ sáng đến tối, cả thứ 7, chủ nhật.

>>Tâm thư kiến nghị bỏ mô hình học "vẹo cổ, lác mắt" gửi Bộ trưởng

Trong khi học sinh cả nước háo hức, cảm thấy nhẹ nhõm chào đón kỳ nghỉ hè sắp tới thì trái ngược lại là hình ảnh giáo viên ỉu xìu, mệt mỏi, đầu bù tóc rối ngập trong đống sổ sách nhận xét cuối năm học.

Nhiều người xưa nay vẫn cho rằng: "sướng như nghề giáo", "phải lấy vợ nghề giáo"... nhưng thực tế, bên cạnh cái "sướng" khi được mang danh "trồng người" thì đằng sau đó là sự tủi thầm tự phải nắn bóp tay vì viết mỏi, tự xoa dịu đôi mắt thâm quầng vì những đêm thức trắng và có khi phải uống thuốc dưỡng não vì phải nghĩ ra hàng trăm lời nhận xét học sinh khác nhau của các giáo viên tiểu học.

kho nhu giao vien tieu hoc ngay cuoi nam - 1
Giáo viên viết nhận xét mỏi tay. (Ảnh internet)

Một giáo viên tiểu học giấu tên mệt mỏi cho biết, trường nào đến tầm này cũng phải "bò" ra để viết lách. Thậm chí giáo viên một số trường còn phải làm tăng ca không lương. Chuyện giáo viên làm cả thứ 7, chủ nhật từ sáng tới 10 giờ đêm không còn là chuyện hiếm.

Điều đáng nói là Ban giám hiệu kiểm tra sổ sách tới cả chục loại và lại quá khắt khe. Trường bắt giáo viên phải viết cho sạch và đúng chỉ đạo. Bởi vậy, để "đạt chuẩn", các cô phải chép sổ sách tới tê liệt bàn tay, chép đi chép lại mất thời gian. Nào là sổ nhận xét, sổ chủ nhiệm, sổ họp đủ loại, sổ học bạ học sinh, sổ đội viên và sổ bàn giao...

"Giáo viên chép giống học bạ suốt 5 năm nhưng lên THCS thì lại không cần hồ sơ đó. Thực sự rất vô ích vì sổ bàn giao lớp 5... vứt xó.

Không những vậy, phần nhận xét thì lãnh đạo kiểm tra cũng rập khuôn máy móc. Bắt giáo viên phải nhận xét tất cả các tháng và phải kín dòng. Có học sinh tháng sau vẫn như tháng trước thì không hiểu giáo viên phải lấy gì để chép cho đầy sổ", giáo viên này bày tỏ.

Thế mới thấy, giáo viên không chỉ chịu cái khổ "thâu đêm suốt sáng", chép mỏi tay mà còn phải chịu cái khó. Khó là bởi với hàng chục loại sổ sách nhận xét hàng chục học sinh thì không biết lấy đâu ra lời nhận xét để chép... cho đầy sổ đánh giá năng lực. Vậy nên, mấy năm nay trên các diễn đàn dành cho giáo viên không chỉ chia sẻ những giáo án hay, bài toán khó mà có cả những lời nhận xét mẫu để thầy cô tham khảo.

Nào là phải đánh giá về đánh giá năng lực: “Biết học bài chuẩn bị bài đầy đủ; giữ gìn sách vở đồ dùng sạch đẹp; biết hoàn thành nhiệm vụ học tập”…; Về phẩm chất: “Biết yêu trường lớp, thầy cô bạn bè. Có ý thức nói thật, nói đúng sự việc”… Về các môn học: “Biết viết câu văn hay giàu cảm xúc; kỹ năng phân tích nhanh; biết vận dụng kiến thức bài học”… Tính sơ sơ các loại nhận xét, thầy cô phải nghĩ ra cả trăm ý cho tất cả sổ sách, giấy tờ. Nghĩ đến thôi phụ huynh cũng phải thốt lên: "Ôi, sao mà giáo viên khổ vậy".

Mặc dù chuyện sổ sách đãlà đề tài cũ "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng những câu chuyện cuối năm lại luôn "hot". Từ ngày biết tin ngành giáo dục có Tư lệnh mới, trên các trang báo, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện tâm thư. Và mới đây làtâm thư 8 điều của một giáo viên gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ được hàng nghìn giáo viên đồng tình, chia sẻ. Trong số 8 điều có điều số 3 như sau:

"Bỏ thông tư 30: Nhắc đến Thông tư 30, hầu hết các thầy cô đều thừa nhận tính đúng đắn về mục tiêu. Song, cách thực hiện thì quả thật rất có vấn đề. Học sinh học ngày càng kém, giáo viên quay cuồng trong đống sổ sách, nhận xét. Các thầy cô tranh thủ nhận xét ở khắp nơi, giờ ăn trưa, giờ giải lao, về nhà cũng cắm đầu vào soạn giáo án, sổ sách. Ước mơ lớn nhất của giáo viên là giảm mấy loại sổ sách, nhận xét đi để tập trung vào công việc chính".

Trong khi nhiều giáo viên đã bắt đầut hấy sốt ruột vì tân Bộ trưởng đến nay chưa thấy "động tĩnh" gì thì phần đông giáo viên vẫn đang chờ đợi và hy vọng. Tâm thư đã viết rồi, kêu than cũng kêu rồi... có lẽ, hiện tại đó là những gì giáo viên có thể làm được.

Theo Khám Phá


Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

giáo viên tiểu học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.