- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lương Tiến sĩ thấp hơn bà ôsin: Người giỏi ngán... sếp kém
“Muốn làm việc ở nước ngoài thì phải có năng lực thật sự, chứ không thể dựa vào việc chạy chọt, dựa dẫm kiểu “con ông cháu cha”.
“Muốn làm việc ở nước ngoài thì phải có năng lực thật sự, chứ không thể dựa vào việc chạy chọt, dựa dẫm kiểu “con ông cháu cha”.
Đó là khẳng định của anh Nguyễn Tuấn V.- một Tiến sĩ ngành công nghệ thông tin đang sinh sống và làm việc tại Canada với Đất Việt khi quyết địnhchưa về nước sau khi tốt nghiệp.
Vất vả tìm chỗ đứng
Anh V. cho biết, sau khi tốt nghiệp một trường Đại học về công nghệ thông tin tại Hà Nội năm 2009, anh phải rất vất vả mới xin được một công việc ổn định với mức lương khởi điểm 4 triệu.
“Tôi đã nộp hồ sơ ở rất nhiều nơi, cả nhà nước cả tư nhân. Nhưng yếu tố đầu tiên họ đòi hỏi là kinh nghiệm chứ không phải cử nhân ra trường với tấm bằng loại giỏi. Nhiều bạn học cùng lớp với tôi thời điểm đó cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Tôi mất 3 tháng sau khi tốt nghiệp ở nhà chờ đợi, phụ mẹ tôi bán quán tạp hóa nhỏ. Lúc đấy nói thật rất áp lực.
Ai đến thấy tôi cũng hỏi sao chưa đi làm, dự định ra sao. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một người bạn tôi cũng xin được vào một công ty tư nhân khá dễ chịu với mức lương khởi điểm 4 triệu. Dù các sếp cũng tâm lý và tạo điều kiện cho tôi làm việc nhưngthu nhập như vậy quá thấp. Tôi nghĩ bản thân phải chuyển hướng, tìm cách kiếm học bổng để sang một nước châu Âu nào đó”, anh V. nhớ lại.
TS Nguyễn Tuấn V. |
Nghĩ là làm, ngoài thời gian đi làm tại công ty, buổi tối anh V. tranh thủ luyện thêm tiếng anh tại các trung tâm. Bất cứ hội thảo du học hay học bổng của một trường đại học nào đó dành cho sinh viên các nước châu Á, anh đều săn lùng.
“Cũng phải mất hơn 1 năm chuẩn bị tiếng Anh, thi các chứng chỉ, tôi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ. Trong bài luận khi đó tôi cũng trình bày rõ hoàn cảnh của mình khi đó. Thật may mắn, tôi đã được một trường đại học ở Ontario – một tỉnh tập trung nhiều trường đại học lớn của Canada cấp học bổng. Có bước đà đầu tiên, tôi cứ dần nỗ lực, học xong thạc sĩ xin chuyển tiếp lên tiến sĩ. Trường và giáo viên hướng dẫn cũng rất tạo điều kiện”, anh V. chia sẻ.
Theo anh V. sau khi hoàn thành chương trình đào tạo TS anh đã được nhận ngay vào làm tại một công ty chuyên về công nghệ thông tin với mức lương hấp dẫn và môi trường làm việc hoàn toàn chuyên nghiệp. Tính đến thời điểm này, anh đã đi làm chính thức được gần 1 năm.
“Trước đây khi học xong thạc sĩ, tôi cũng có cộng tác với công ty một thời gian. Và khi biết tôi có ý định ở lại Canada làm việc, họ không ngần ngại mời tôi với một thái độ rất nhiệt tình kèm theo nhiều ưu đãi. Ở đây công nghệ, máy móc rất hiện đại để chúng tôi nghiên cứu, phát triển và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất. Việc khen, thưởng cũng rất rõ ràng. Nếu như anh có công, có đóng góp sẽ không phân biệt sếp hay nhân viên mà thưởng theo đúng năng lực thật sự”, anh V. nhấn mạnh.
Trước câu hỏi có trở về Việt Nam làm việc hay không, anh V. có chút ngập ngừng suy nghĩ. Anh tâm sự: “Chắc chắn cuối cùng mình vẫn phải về quê hương thôi. Tôi còn có gia đình, bố mẹ, anh em ở đó. Nhưng thời điểm này chắc chắn là tôi chưa nghĩ đến. Tôi sẽ phấn đấu làm việc và tích cóp ở đây một thời gian. Khi nào ổn định tôi sẽ trở về Việt Nam và mở một công ty riêng về công nghệ thông tin”.
Lý giải cho quyết định của mình, anh V. nói: “Ở Việt Nam bạn muốn có một công việc ổn định, đúng sở trường người ta sẽ không quan tâm đến năng lực của bạn. Cái đầu tiên và không thể thiếu là quen biết, người thân, người nhà. Rồi còn có những trường hợp tìm cách chạy chọt để có chỗ đứng. Đến lượt những người như chúng tôi, người thân không có, tiền bạc không nhiều thì bao giờ mới có công việc ổn định mà làm. Trong khi thủ tục, giấy tờ lúc nào cũng rất lằng nhằng”.
Đề cao tính dân chủ, tự sáng tạo của trí thức
Từ trường hợp bản thân đã từng gặp phải, TS V. cho rằng nếu muốn thu hút nhân trí thức từ nước ngoài về Việt Nam làm việc, điều cần phải thay đổi ngay lúc này đó là chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc.
“Việc người Việt Nam ra nước ngoài học TS giờ đây không còn lạ lẫm gì nữa. Châu Âu có, châu Á cũng có. Nhưng với những người thật sự có tài, chế độ đãi ngộ phải khác, không thể đánh đồng như nhau được. Chắc chắn chả ai dại gì bỏ chỗ làm lương 1.000-2.000 USD để về nước, làm ở viện nghiên cứu chỉ với mức lương 3-4 triệu. Ít ra, cần phải cho họ có đủ thu nhập để nuôi sống bản thân, vợ con. Khi cuộc sống gia đình ổn định thì trí thức mới toàn tâm toàn sức cống hiến cho khoa học được. Tôi không muốn so bì gì cả, nhưng thực tế cần phải vậy. Anh không thể cống hiến trong khi bụng đói và sống trong căn nhà đi thuê lụp sụp cả.
Như chỗ tôi đang làm, nếu ai không có chỗ ở, công ty sẵn sàng cấp nhà để mình không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như thế. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ”, anh V. nói.
Bên cạnh đó, vị TS còn cho rằng cần phải thay đổi môi trường thi tuyển trên tinh thần công khai,công bằng, tránh hiện tượng đưa người thân vào các cơ quan nhà nước.
“Tôi nghĩ điều này sẽ rất khó vì tình trạng này đã quá phổ biến thời gian qua rồi. Nếu chúng ta muốn thu hút người có tài thì cần phải thay đổi. Tại sao chúng ta không thi tuyển vị trí lãnh đạo các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước. Chúng ta có áp dụng nhưng vẫn còn quá ít. Người có năng lực thật sự sẽ cảm thấy rất khó chịu khi phải làm việc với một ông sếp hiểu biết kém hơn mình. Theo tôi, ai có khả năng thật sự thì làm lãnh đạo, không nên quá coi trọng tuổi tác hay kinh nghiệm bao nhiêu năm cả”, TS V. nhấn mạnh.
Theo Hoàng Hải/ Đất Việt
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.