Mất hai bàn tay, cậu bé vẫn học giỏi dù dùng ống nhựa viết bài

Mặt dù bị mất 1 tay do bom phát nổ nhưng Hiếu vẫn cố gắng đến lớp giống các bạn cùng trang lứa.

Mặt dù bị mất 1 tay do bom phát nổ nhưng Hiếu vẫn cố gắng đến lớp giống các bạn cùng trang lứa.

Bị tai nạn bom mìn vào cuối năm 2013, Phan Trọng Hiếu, học sinh lớp 8/7, trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) đã mất đi vĩnh viễn đôi bàn tay, đôi chân cũng không lành lặn. Vì ham học, Hiếu cố tập viết bằng ống nhựa để được cắp sách đến trường.

Một ngày đầu tháng 10, sau khi đi làm đồng về, mồ hôi nhễ nhãi, ông Phan Nhì (cha của Hiếu) vội vã đi đón con trai đang học ở trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc).

Vẫn như mọi khi, Hiếu ngồi ở phía trước cha mình vì đôi bàn tay của Hiếu không thể ôm được từ đằng sau. Ông Nhì cho biết: “Hiếu là con út và là con trai duy nhất trong gia đình, trước Hiếu con có 4 chị gái. Từ khi sinh ra Hiếu luôn tỏ ra thông minh hơn các bạn cùng trang lứa”.

Trong căn nhà cấp bốn, bà Nguyễn Thị Ngọc Đào (51 tuổi, mẹ của Hiếu) không giấu được dòng nước mắt khi có người lạ hỏi về Hiếu. Bà Đào kể lại vào tháng 11/2013, sau khi đi học về, Hiếu đi chăn bò cùng 2 người bạn ở ngoài đồng thì phát hiện một vật lạ trên mặt đất. Vì đây là lần đầu tiên gặp vật lạ nên Hiếu tò mò lấy đá đập lên vật lạ mà không hề biết đây là kíp nổ của thời chiến tranh còn sót lại.

Mặc dù không còn đôi tay như các bạn cùng trang lứa nhưng Hiếu vẫn cố gắng viết bằng ống nhựa vươn lên trong học tập.
 

“Hai đứa bạn của Hiếu đập mạnh vào kíp thì không sao, đến Hiếu đập vào thì phát nổ. Sau tiếng nổ lớn hai người bạn của Hiếu chỉ bị thương nhẹ ngoài da, còn cháu thì bị bay hết hai bàn tay và dưới chân cũng bị mảnh của kíp nổ làm tổn thương”, bà Đào nói trong nước mắt.

Sau cuộc điều trị kéo dài hơn 6 tháng, Hiếu phải trải qua nhiều lần chết đi sống lại mới qua cơn nguy kịch. Nhưng cũng từ đó, mọi của cải trong gia đình ông Nhì mang hết cho Hiếu chữa bệnh. Tuy nhiên khi xuất viện trở về, Hiếu mới đi được vài bước lại bị ngã gãy một chân, bác sĩ phải bắt thêm 8 con vít vào chân trái. Từ đó, Hiếu muốn đi đâu thì cha mẹ Hiếu phải cõng.

Thời gian Hiếu chữa bệnh xong, sức khỏe em bắt đầu bình phục cũng là lúc năm học mới bắt đầu. Bạn bè cùng trang lứa bắt đầu sắm sửa quần áo chuẩn bị hành trang đến trường, cơn thèm khát được ngồi trên ghế nhà trường trong Hiếu lại trỗi dậy. Hiếu lại xin bố mẹ được tiếp tục đến trường. Hai vợ chồng ông Nhì chỉ biết nhìn nhau khóc thầm. Chị gái Hiếu (đang học tại Đại học Quảng Nam) đã nghĩ ra cách giúp em cách cách cắt một đoạn ống nhựa dùi một cái lỗ vừa với đường kính cây viết để cho Hiếu viết.




Thành tích học tập đáng nể của Hiếu.


“Lúc mới tập viết em thấy khó có thể viết được vì chỉ điều khiển bằng tay. Tuy nhiên, qua một tháng sau em đã viết được thành thạo chữ viết. Đến nay em có thể vẽ và chép bài kịp các bạn cùng lớp rồi. Em rất thích được vẽ, mặc dù đôi bàn tay khéo léo đã không còn, nhưng em sẽ cố gắng tập vẽ để trở thành một họa sĩ khi bàn tay của em không lành lặn”, Hiếu chia sẻ.

Ông Trần Hữu Nghị - Giáo viên Tổng phụ trách trường THCS Nguyễn Trãi, nhận xét. “Hiếu là một học trò ngoan, mặc dù bị mất hai bàn tay nhưng Hiếu rất nỗ lực trong học tập. Khi biết được hoàn cảnh của Hiếu nhà trường cũng đã tạo nhiều điều kiện cho em được học tập, vui chơi cùng các bạn trong lớp”.

Theo Nguyễn Thắng

Công an TP HCM
Mặc dù không còn đôi tay như các bạn cùng trang lứa nhưng Hiếu vẫn cố gắng viết bằng ống nhựa vươn lên trong học tập.

“Hai đứa bạn của Hiếu đập mạnh vào kíp thì không sao, đến Hiếu đập vào thì phát nổ. Sau tiếng nổ lớn hai người bạn của Hiếu chỉ bị thương nhẹ ngoài da, còn cháu thì bị bay hết hai bàn tay và dưới chân cũng bị mảnh của kíp nổ làm tổn thương”, bà Đào nói trong nước mắt.

Sau cuộc điều trị kéo dài hơn 6 tháng, Hiếu phải trải qua nhiều lần chết đi sống lại mới qua cơn nguy kịch. Nhưng cũng từ đó, mọi của cải trong gia đình ông Nhì mang hết cho Hiếu chữa bệnh. Tuy nhiên khi xuất viện trở về, Hiếu mới đi được vài bước lại bị ngã gãy một chân, bác sĩ phải bắt thêm 8 con vít vào chân trái. Từ đó, Hiếu muốn đi đâu thì cha mẹ Hiếu phải cõng.

Thời gian Hiếu chữa bệnh xong, sức khỏe em bắt đầu bình phục cũng là lúc năm học mới bắt đầu. Bạn bè cùng trang lứa bắt đầu sắm sửa quần áo chuẩn bị hành trang đến trường, cơn thèm khát được ngồi trên ghế nhà trường trong Hiếu lại trỗi dậy. Hiếu lại xin bố mẹ được tiếp tục đến trường. Hai vợ chồng ông Nhì chỉ biết nhìn nhau khóc thầm. Chị gái Hiếu (đang học tại Đại học Quảng Nam) đã nghĩ ra cách giúp em cách cách cắt một đoạn ống nhựa dùi một cái lỗ vừa với đường kính cây viết để cho Hiếu viết.

Thành tích học tập đáng nể của Hiếu.
Thành tích học tập đáng nể của Hiếu.

“Lúc mới tập viết em thấy khó có thể viết được vì chỉ điều khiển bằng tay. Tuy nhiên, qua một tháng sau em đã viết được thành thạo chữ viết. Đến nay em có thể vẽ và chép bài kịp các bạn cùng lớp rồi. Em rất thích được vẽ, mặc dù đôi bàn tay khéo léo đã không còn, nhưng em sẽ cố gắng tập vẽ để trở thành một họa sĩ khi bàn tay của em không lành lặn”, Hiếu chia sẻ.

Ông Trần Hữu Nghị - Giáo viên Tổng phụ trách trường THCS Nguyễn Trãi, nhận xét. “Hiếu là một học trò ngoan, mặc dù bị mất hai bàn tay nhưng Hiếu rất nỗ lực trong học tập. Khi biết được hoàn cảnh của Hiếu nhà trường cũng đã tạo nhiều điều kiện cho em được học tập, vui chơi cùng các bạn trong lớp”.

Theo CA TPHCM



người khuyết tật

những tấm gương vượt khó


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.