Muốn con sáng tạo, bỏ ngay áp lực

Có những đứa trẻ học đọc năm 2 tuổi, chơi nhạc của Bach khi lên 4, tính toán dễ dàng năm lên 6, và nói tiếng nước ngoài lưu loát khi lên 8.

Có những đứa trẻ học đọc năm 2 tuổi, chơi nhạc của Bach khi lên 4, tính toán dễ dàng năm lên 6, và nói tiếng nước ngoài lưu loát khi lên 8. Bạn cùng lớp của chúng rùng mình vì ghen tị; cha mẹ chúng vui mừng như trúng số. Nhưng như T. S. Eliot đã nói, sự nghiệp của chúng thường có chiều hướng kết thúc không rạng danh như pháo nổ, mà là với tiếng rên.

dạy trẻ sáng tạo, làm cha mẹ, nuôi dạy con

Brian Chippendale


Hãy xem xét giải thưởng quốc gia danh tiếng nhất dành cho học sinh trung học có năng khiếu khoa học của Mỹ, Giải thưởng Tìm kiếm Tài năng Khoa học Westinghouse.

Từ khi ra đời năm 1942 cho đến năm 1994, giải thưởng đã công nhận hơn 2000 tài năng trẻ lọt vào chung kết. Nhưng chỉ 1 phần trăm trong số đó cuối cùng lọt được vào Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia và chỉ có tám trong số đó giành được giải Nobel.

Cứ mỗi Lisa Randall, người đã tạo nên cách mạng về vật lý lý thuyết, thì lại có nhiều tá người đã tụt xuống rất xa so với tiềm năng của họ.

Những đứa trẻ thần đồng hiếm khi trở thành thiên tài thay đổi thế giới. Chúng tôi cho rằng chúng chắc hẳn đã thiếu các kỹ năng xã hội và cảm xúc để hoạt động trong xã hội.

Tuy nhiên khi bạn nhìn vào các bằng chứng, lời giải thích này không đủ: không đến một phần tư trẻ em tài năng gặp vấn đề khó khăn về mặt tình cảm và xã hội. Đa số thích nghi tốt – nổi bật trong một bữa tiệc cocktail cũng như trong cuộc thi chính tả.

Điều kìm hãm các thần đồng này chính là việc chúng đã không học để trở thành độc đáo. Chúng nỗ lực nhằm đạt được sự tán thưởng của cha mẹ và sự ngưỡng mộ của các giáo viên. Nhưng khi chúng biểu diễn tại Carnegie Hall và trở thành các nhà vô địch cờ vua, một điều không ngờ xảy ra: Rèn luyện làm cho hoàn hảo, nhưng nó không tạo nên điều gì mới mẻ.

Những đứa trẻ tài năng học biểu diễn các giai điệu Mozart tráng lệ, nhưng hiếm khi tự sáng tác được những nhạc phẩm độc đáo của riêng mình.

Chúng tập trung sức lực để hấp thụ kiến thức khoa học sẵn có, nhưng không tạo nên được các cách nhìn mới. Chúng tuân thủ các quy tắc đã được lập ra, chứ không sáng tạo nên các quy tắc của riêng mình.

Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ sáng tạo nhất là những đứa trẻ ít có khả năng trở thành học trò cưng của giáo viên nhất, và để đối phó, nhiều đứa trẻ đã học cách giữ những ý tưởng độc đáo cho riêng mình.

Theo cách nói của nhà phê bình William Deresiewicz, chúng trở thành những “chú cừu ngoan” (Định nghĩa của William Deresiewicz về những “chú cừu ngoan” là “những đứa trẻ sẽ làm theo các quy định chi tiết người ta đưa ra, và làm theo mà không nghĩ xem tại sao chúng lại đang làm như vậy” - Nguyên văn tiếng Anh: “Kids who will perform to the specifications you define, and they will do that without particularly thinking about why they’re doing it” )

Vậy cần những gì để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên sáng tạo? Phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập tới vấn đề này.

(còn tiếp...).

Adam Grant (giáo sư trường Wharton School of the University of Pennsylvania)
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.