- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày khai giảng định mệnh của 3 nam sinh
Chỉ trong chớp mắt, 3 học sinh Trường THPT Tây Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) phải bỏ mạng giữa hố cát tử thần trong một buổi chiều định mệnh.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại sông Côn - đoạn sông giáp ranh giữa thôn An Chánh, xã Tây Bình và thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi vào chiều 5-9. Cái chết của các em đã thêm một lời cảnh báo về trách nhiệm của người lớn trong việc quản lý, giáo dục và bảo vệ con trẻ.
Theo lời kể của em Nguyễn Thị Dung (học sinh lớp 12A6, Trường THPT Tây Sơn) - người chứng kiến toàn bộ giây phút kinh hãi ở sông Côn chiều hôm ấy:
"Sáng 5-9, sau khi khai giảng năm học mới, bọn em về nhà bạn Nguyễn Hoàng Bảo (học cùng lớp) chơi. Gần 14 giờ, cả nhóm 11 người (5 nam và 6 nữ) rủ nhau ra cầu sạp ở thôn An Chánh, xã Tây Bình hóng gió. Đến nơi, các bạn ngồi dưới chân cầu sạp chơi, riêng 4 bạn Phi, Luân, Thắng và Bảo ra đoạn sông cách nơi bọn em ngồi 50m tạt nước qua lại.
Chơi được vài phút, nhóm 4 bạn nam bị ướt áo nên sau đó cởi áo ra móc lên cầu sạp để phơi, rồi đi xuống một ao nước sâu chừng 0,3m gần đó để chụp hình. Sau khi chụp được 1 tấm hình, cả 4 bạn nói cùng nhảy lên chụp cho đẹp.
Các bạn chưa kịp nhảy lên thì cát cứ lún dần và chỉ có bạn Bảo trườn lên được. Thấy vậy, bọn em chạy đi gọi người dân gần đó ứng cứu. Tuy nhiên, khi mọi người đến nơi thì 3 bạn Phi, Thắng và Luân đã chết đuối".
Khúc sông 3 em học sinh Trường THPT Tây Sơn (Bình Định) bị đuối nước vào chiều 5-9. |
Ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Tây Sơn đã cử một tổ công tác xuống địa bàn, khám nghiệm sơ bộ nguyên nhân chết của các cháu; đồng thời, làm thủ tục bàn giao và đưa thi thể 3 học sinh xấu số về gia đình mai táng.
Cùng ngày, lãnh đạo huyện Tây Sơn đã trực tiếp về các địa phương thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân. Trước mắt, huyện Tây Sơn hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 1 triệu đồng và động viên gia đình cố gắng vượt qua nỗi đau mất con.
Sáng 6-9, Công an huyện Tây Sơn đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, tiến hành đo đạc độ sâu tại vị trí các em học sinh chết đuối; đồng thời, tiến hành lấy lời khai các bên có liên quan để xác minh, điều tra và làm rõ vụ việc. Theo người dân thôn An Chánh, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn), vị trí mà 3 học sinh Trường THPT Tây Sơn chết đuối là một hố cát do nạn khai thác bừa bãi trước đó để lại nhưng không được hoàn thổ.
Ông bà xưa từng nói: “Có phúc con biết lội, có tội con biết trèo”. Vụ 3 học sinh Trường THPT Tây Sơn bị đuối nước mới đây không là ngoại lệ. Vấn đề đưa môn bơi lội vào trường học chưa bao giờ được bàn luận xôn xao như lúc này.
Hai dãy bàn cuối lớp học 12A6, vị trí mà em Nguyễn Công Phi và Bùi Trung Thắng ngồi học nay trống trải. |
Cách đây 3 năm, Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn các Sở GD&ĐT trong cả nước, trong đó có tỉnh Bình Định, triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015.
Nhưng thực tế nhiều trường vẫn chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa hiệu quả vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là thiếu hồ bơi, thiếu kinh phí. Vì vậy, gia đình phải có ý thức cho trẻ học bơi càng sớm càng tốt. Còn ngành giáo dục và địa phương cần phối hợp, tạo điều kiện tối đa để nhà trường thực hiện phổ cập bơi cho học sinh từ bậc tiểu học.
Thầy Nguyễn Duy Bửu, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Sơn, nói: “Ở trường quỹ đất đầu tư xây dựng bể bơi có, song cái khó là kinh phí lại quá lớn. Trước mắt, để ngăn ngừa tình trạng đuối nước trong học đường, nhà trường sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh không được ra vùng sông nước để nghịch, tắm; đồng thời, yêu cầu phụ huynh nhắc nhở các em cần cảnh giác với sông nước”.
Để giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro đuối nước ở trẻ em, chính quyền địa phương, ngành chức năng, nhà trường và phụ huynh cần tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo và tìm ra những biện pháp quyết liệt hơn để từ gia đình đến xã hội tạo dựng được môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.