- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghẹn ngào bức thư gửi mẹ đã mất của nữ sinh lớp 7
"Mẹ kính yêu, dạo này mẹ khỏe không? Mẹ có còn bị những cơn đau hành hạ liên miên như hồi trước nữa không? Ở nơi đó mẹ sống thế nào?...".
"Mẹ kính yêu, dạo này mẹ khỏe không? Mẹ có còn bị những cơn đau hành hạ liên miên như hồi trước nữa không? Ở nơi đó mẹ sống thế nào?...".
Đó là bức thư của cô bé Phạm Thị Kim Oanh, học sinh lớp 7, Trường THCS xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An viết về người mẹ của mình đã mất trước đó. Bức thư là những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh mồ côi gửi mẹ đã lấy đi không ít nước mắt của người đọc. Bức thư của em viết tham dự cuộc thi "Thư gửi mẹ" do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức.
Ở vùng quê bán sơn địa này ai cũng biết hoàn cảnh em Phạm Thị Kim Oanh rất rõ và chi tiết. Năm lên 5 tuổi Oanh mất mẹ. Ở cái tuổi đáng được nâng niu, trân trọng thì em cùng với các chị của mình, vừa thắp hương cho mẹ vừa lo cho cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn. Bởi thời điểm đó người bố của em cũng đang bị bệnh nên chị em Oanh đều phải nâng niu lấy nhau để vượt qua mất mát đau thương này.
Hiểu được điều đó, nên chị em Oanh ai cũng cố gắng học tập tốt. Ngày qua ngày, các chị của Oanh đều trưởng thành, chị đầu đi học đại học, chị thứ đang học cấp 3. Còn Oanh, năm lên lớp 1, em được chọn làm lớp trưởng.
Cũng năm đó, Oanh đạt giải Nhất kỳ thi giải toán qua mạng Internet cấp huyện, dù ở nhà em không có máy tính. Những năm học cấp 1 cho đến tận hôm nay (lớp 7) em luôn làm lớp trưởng, học giỏi và gương mẫu được các bạn noi theo. Ngoài ra, Oanh còn là liên Đội trưởng, tham gia văn nghệ, ngoại khóa...
Chính vì thế em luôn được các thầy cô mến, yêu thương vì sự chăm chỉ, cố gắng và làm việc có trách nhiệm. Đặc biệt năm lớp 6, em đã sớm thể hiện là một người con ngoan, trò giỏi và năng động. Với kết quả học tập đạt 8,9 điểm, trong đó Toán 9,4; Văn 9,2 và tiếng Anh 9,5 - cao nhất khối lớp 6.
Chia sẻ cùng PV Dân trí, cô Phan Thu Hiền - giáo viên Tổng phụ trách Đội cho biết, em Oanh sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khá bi đát. Bố là bộ đội nghỉ mất sức do bệnh tật. Mẹ bị bệnh thận trải qua nhiều năm chữa chạy và đã qua đời khi Oanh mới 5 tuổi.
Cả ba chị em Oanh đều học rất giỏi. Chị gái đầu từng là học sinh xuất sắc ở cấp 2, 3; là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hiện nay là sinh viên Trường ĐH luật quốc gia, từng được nhận thưởng của UBND tỉnh Nghệ An trong kỳ thi đại học quốc gia.
“Bản thân em Oanh là liên Đội trưởng suốt mấy năm Tiểu học và lên cấp 2 đến nay. Em từng tham gia các cuộc thi chỉ huy Đội giỏi, thi IOE, thi các môn văn hóa do ngành giáo dục, hội đồng đội huyện tổ chức và luôn đạt giải cao.
Không chỉ học giỏi mà em còn rất nhiệt tình trong các phong trào của Đội. Oanh là lớp trưởng gương mẫu, thành viên tích cực trong đội văn nghệ của trường luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Em đã biết vượt lên hoàn cảnh để học tập thật tốt với ước mơ lớn lên làm bác sỹ chữa bệnh cho người nghèo”, cô Hiền chia sẻ.
Rồi quãng thời gian đứa trẻ thơ phải sống trong thiếu thốn đủ thứ... Trong bức thư, Kim Oanh đã kể với mẹ mình với những từ ngữ thấm đẫm nước mắt và đã lấy lòng người đọc một cách diệu kỳ. Nó không còn là một bức thư gửi mẹ đơn thuần, mà như một thông điệp đến toàn xã hội.
Trong những lời thư, Kim Oanh hỏi mẹ: "Mẹ kính yêu, dạo này mẹ khỏe không? Mẹ có còn bị những cơn đau hành hạ liên miên như hồi trước nữa không? Ở nơi đó mẹ sống thế nào?...".
Em đã làm tất cả để mẹ được yên lòng, được tự hào về em. Qua bức thư, mọi người có thể cảm nhận được nghị lực phi thường của một đứa trẻ, nó đã phải làm những gì khi bão tố cuộc đời đổ dồn tất cả những đau thương mất mát lên số phận của nó.
Nhưng khi đêm xuống, lúc mưa buồn đứa trẻ thơ ấy lại nhớ mẹ đến da diết. Nó thèm khát cái cảm giác được bên mẹ. Thèm khát cái hơi ấm khi được vùi đầu vào lòng mẹ. Được ăn cơm vắt mẹ nấu, được nghe tiếng mẹ ru tiếng ầu ơ...
Chúng tôi xin trích nguyên văn bức thư gửi mẹ của em Phạm Thị Kim Oanh đến độc giả.
Mẹ kính yêu của con!
Mẹ có nhớ không? Đã rất lâu rồi mẹ con ta không được gặp nhau. Kể từ khi con là một con nhóc mới 5 tuổi mà bây giờ con đã 12 tuổi rồi. Cũng đã bảy năm rồi chứ có ít ỏi gì! Khoảng thời gian ấy với ai đó có thể rất hạnh phúc nhưng đối với con, đó là một nỗi đau buồn.
Mẹ kính yêu, dạo này mẹ khỏe không? Mẹ có còn bị những cơn đau hành hạ liên miên như hồi trước nữa không? Ở nơi đó mẹ sống thế nào?... Con có muôn vàn câu hỏi muốn gửi đến mẹ mà số câu hỏi thì cứ ngày một tăng lên chứ không giảm sút. Dù biết bức thư không có địa chỉ gửi đi và có thể mẹ sẽ không đọc được, nhưng con vẫn làm như bao lần trước: đốt gửi cho mẹ những lời tâm sự của con để lòng con được nhẹ nhõm, để con vơi đi nỗi nhớ mẹ phần nào.
Cả nhà ta vẫn khỏe mẹ ạ. Chỉ có riêng bố là ốm hơn ngày đó vì một mình gánh vác, bươn chải để nuôi chúng con ăn học. Hai chị vẫn khỏe và học giỏi mẹ ạ. Chị Hoài năm nay đã là sinh viên năm hai trường Đại học Quốc gia còn chị Phương đang học lớp 11D, Trường PTTH Đặng Thúc Hứa. Năm học trước, con và chị Phương đều đạt học sinh giỏi toàn diện, riêng chị Hoài còn được nhận được học bổng nữa đấy.
Con thương bố lắm! Một mình bố phải vừa làm cha, vừa làm mẹ chăm sóc, dạy bảo, nuôi các con từ bé thơ, vậy nên bố thường bị đau lưng. Biết thế chúng con hay phụ bố những công việc lặt vặt trong nhà như: nấu ăn, giặt giũ, quét dọn, ngoài ra còn đi trâu, cắt cỏ... mỗi khi nghỉ học nữa đấy. Bởi vì con mong rằng điều đó sẽ giảm bớt công việc cho bố, để gánh nặng trên vai bố sẽ vơi đi phần nào....
Thời gian trôi đi nhanh thật, con cứ ngỡ mới chỉ là hôm qua. Mới ngày hôm qua thôi, mẹ còn chơi đùa với con, mà ngày hôm nay, con khản đặc gọi mẹ sao chẳng thấy hồi âm! Ngày hôm qua, con là một đứa trẻ nhõng nhẽo, làm nũng mẹ, luôn bắt mẹ phải dậy sớm làm cơm nắm cho con mỗi sáng đến trường. Những nắm cơm được vắt thành nhiều hình theo ý tưởng của con: quả cam, trái táo, hoa lá...
Bàn tay chai sạn của mẹ thật khéo léo mà cũng thật nhanh. Con vẫn luôn nghĩ rằng mẹ ắt phải có bí quyết gì để làm nên món cơm nắm ngon như vậy. Nó thật đặc biệt, vị ngon đó được kết từ mồ hôi của mẹ, từ những hạt mưa trong lành kì diệu của cha trên trời rơi xuống lòng mẹ đất, từ những ca dao vọng cổ, từ tình yêu thương của mẹ dành cho chúng con... tất cả hòa nguyện (quyện) lại trong nắm cơm thật thơm ngon, nóng hổi mang đậm chất hồn quê.
Lúc ba chị em còn nhỏ xíu, bố đi bộ đội ở xa, lâu lâu mới về một lần, mẹ phải chăm lo tất cả mọi thứ trong gia đình, việc nhỏ, việc to đều do mẹ một tay mẹ đảm đương hết. Rồi cả khi con ốm, khóc suốt đêm vì đau, mẹ phải thức trắng đêm dỗ cho con ngủ. Đến sáng hôm sau, con mới biết, con chính là nguyên nhân vẻ mặt bơ phờ, lo lắng nhìn con của mẹ.
Sau khi mẹ mất, con rất buồn. Cả 3 chị em con đều cảm thấy bơ vơ và hụt hẫng. Lúc đó, con còn dại lắm, chỉ nhớ mang máng là người ta đem mẹ vào trong cái hộp màu đỏ dài rồi đem ra đồng. Con đã hỏi gì rằng: dì ơi, tại sao người ta không để mẹ ngủ trên giường mà lại ngủ trong đó. Dì chỉ lắc đầu buồn bã thay cho câu trả lời.
Trên khuôn mặt của dì đầm đìa nước mắt, 2 con mắt sưng mọng khi ấy con chỉ biết rằng, con không còn mẹ ở bên, không được nằm gọn trong bàn tay ấm áp của mẹ, không được âu yếm, vỗ về như bao đứa trẻ khác. Và đêm đêm trong nỗi nhớ mẹ đến cồn cào, con đã khóc, khóc mãi, khóc cho đến khi chìm vào giấc ngủ đầy mộng mị.
Con luôn nghĩ là một ngày nào đó, con sẽ được gặp mẹ qua khung cửa sổ bàn học. Mẹ sẽ trò chuyện, tâm sự cùng con, vuốt ve mái tóc của con... Nhưng khi đã khôn lớn, con hiểu rằng mẹ đã sang thế giới khác cách xa con nhiều lắm và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Và rồi con đã nén nỗi đau của mình, tiếp tục sống thật tốt để mẹ vui lòng và tự hào về con nơi chín suối....
Mẹ ạ, cứ mỗi lần nhìn thấy các bạn có mẹ chăm sóc, đưa đón, chiều chuộng, động viên, an ủi, đưa áo mưa khi cơn mưa bất chợt ập đến... thì con lại chạnh lòng nghĩ đến mẹ. Nhớ lại ngày đấy, con cũng đã từng được mẹ vỗ về, âu yếm như thế. Lần nào cũng vậy, nghĩ đến đây mắt con nhòe đi lúc nào không biết. Nước mắt cứ lặng lẽ rơi... quả thực thấy mình vô dụng khi không thể ngăn giọt nước mắt ngừng rơi mà cũng không thể níu mẹ về đây bên con được nữa.
Mẹ ạ, với rất nhiều người, có thể họ không hiểu hết giá trị của người mẹ, nhưng đối với con, con đã hiểu ra rồi. Trước kia, con không biết trân trọng mẹ, con thường làm mẹ buồn về những việc cỏn con và làm cho tóc mẹ thêm nhiều sợi bạc. Và con nghĩ, họ cũng như con, phải đến khi mất một ai đó quan trọng với cuộc đời mình như mẹ, họ mới cảm nhận được và hối hận khi làm mẹ buồn.
Mà đến lúc đó thì quá muộn màng để nhận ra bản thân quá vô tâm và khờ dại, không thấu hiểu được tình cảm, tình yêu thương bao la mà mẹ đã dành cho. Con nghĩ tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất mà con có được mẹ ạ. Và mẹ biết không? Mẹ chính là thần tượng số một trong lòng con đấy! Một người phụ nữ hiền hậu, dịu dàng, một người con dâu hiếu thảo, siêng năng, một người mẹ thương con, đảm đang, tháo vát và sống tình cảm.
Con người mẹ có đủ những phẩm chất cao quý của một người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh. Mẹ là một bông hoa tươi thắm của xã hội. Con biết tuy con không được may mắn như các bạn cùng trang lứa khi thiếu tình thương của mẹ từ khi con còn nhỏ nhưng điều đó không làm cho con bi quan hay chán nản, bởi vì con nghĩ rằng mẹ vẫn luôn bên con, luôn dõi theo cuộc sống của chúng con.
Bao nhiêu năm qua, con vẫn luôn tự dằn vặt mình, con thấy mình vẫn nhút nhát và không đủ can đảm khi đã không nói với mẹ lời yêu thương nào. Con hối hận vì không nói mẹ nghe: Con yêu mẹ, con thương mẹ nhiều lắm! Hồi nhỏ con vẫn hay nói là con lớn lên con sẽ trở thành một bác sỹ tài ba để chữa bệnh cho mọi người và người bệnh nhân đầu tiên của con phải là mẹ.
Nhưng thật tiếc, con chưa kịp lớn khôn thì căn bệnh quái ác kia đã cướp mẹ đi và làm cho mẹ phải xa con mãi mãi. Mẹ đã đi thật xa, đi về nơi mẹ có thể nhìn thấy con và cả nhà nhưng con thì chẳng thấy mẹ ở đâu cả. Mẹ yên tâm đi, không phải vì thế mà con từ bỏ ước mơ của mình đâu nhé.
Cô giáo của con có dạy: "Con người ta phải sống có ước mơ, hoài bão, đặt ra mục tiêu cho riêng mình, từ đó phải cố gắng để hô biến tất cả thành sự thật" và con tin con sẽ làm được. Vậy nên con sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng tin yêu của bố mẹ. Con hứa sẽ ngoan hơn, lễ phép và vâng lời hơn nữa. Con cám ơn mẹ đã sinh ra con, cho con cuộc sống này. Con chỉ muốn nói với mẹ rằng: Con yêu mẹ nhất, mẹ à!
Thôi, chào mẹ nhé, con còn phải học bài. Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng quên trả lời con qua những giấc mơ đẹp nha. Con hy vọng rằng những ngọn gió ngọt ngào kia sẽ gửi gắm tình cảm của con đến cho mẹ ở thế giới bên kia.
Con gái của mẹ:
Oanh
Phạm Thị Kim Oanh.
Theo Dân Trí-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.