- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngộ nghĩnh những bức tranh minh họa tác phẩm văn học của học sinh
Đổi mới việc dạy học môn Văn nhằm phát triển năng lực tư duy và cảm thụ của học sinh. Nếu không khéo léo, giáo viên sẽ khiến học sinh thấy nhàm chán và nhạt nhẽo khi học môn học này.
Đổi mới việc dạy học môn Văn nhằm phát triển năng lực tư duy và cảm thụ của học sinh. Nếu không khéo léo, giáo viên sẽ khiến học sinh thấy nhàm chán và nhạt nhẽo khi học môn học này.
Nắm bắt được điều đó, cô giáo Nguyễn Thị Hằng - giáo viên trường THPT Nam Sách II (Nam Sách – Hải Dương) cho học sinh tiếp cận tác phẩm văn học bằng cách để học sinh về đọc và soạn bài, sau đó vẽ 1 bức tranh về 1 nội dung nào đó trong tác phẩm. Khi đến tiết học, các em sẽ trình bày trước lớp để cô và cả lớp nhận xét, đánh giá.
Cô Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: “Các học sinh rất hào hứng, tích cực chuẩn bị bài tập vẽ tranh và tự tin thuyết trình về sản phẩm của mình trước lớp. Điều đó giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày tốt hơn rất nhiều.
Chính tôi là giáo viên bộ môn và các cô giáo chủ nhiệm của các em cũng rất bất ngờ trước điều này. Nhất là thầy Trần Khoa - hiệu trưởng nhà trường - cũng luôn ủng hộ và cổ vũ các em phát triển những tài năng và kĩ năng mềm song song với hoạt động giáo dục văn hóa.
Tranh minh họa của các em có thể chưa chính xác hết so với nội dung tác phẩm đề cập nhưng tôi luôn trân trọng và cổ vũ, chỉ ra những cái tốt và chưa hợp lí để các em rút kinh nghiệm để làm việc nhóm hiệu quả hơn”.
Sau đây là những bức tranh minh họa truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam do học sinh lớp 11C vẽ cảnh chờ tàu của hai chị em An và Liên:
Minh họa chân dung Chí Phèo và cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao:
Cảnh Huấn Cao và những người tử tù; Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bài học “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân:
Minh họa Romeo và Juliet trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” của William Shakespeare:
Minh họa "truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy":
Minh họa quá trình bị hãm hại, biến hóa của để trở lại làm người của cô Tấm trong bài học “Tấm Cám”:
Minh họa chân dung nhân vật Xuân tóc đỏ và cái chết của cụ cố Tổ trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” do học sinh 11C vẽ:
Theo Infornet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.