- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhiều sinh viên cháy túi vì những khóa học làm giàu
Chẳng mấy chốc, loại hình kinh doanh mở khóa học làm giàu đã trở thành nghề hái ra tiền cho nhiều người. Tuy nhiên, sau khi tham gia những khóa học này, sinh viên nhận được gì?
Đánh thức được giấc mộng làm giàu tiềm ẩn trong mỗi con người, những khóa học làm giàu tuy không mới nhưng vẫn thu hút rất nhiều sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất. Chẳng mấy chốc, loại hình kinh doanh mở khóa học làm giàu đã trở thành nghề hái ra tiền cho nhiều người. Tuy nhiên, sau khi tham gia những khóa học này, sinh viên nhận được gì?
Khóa học làm giàu nhan nhản
Ngày nay, khi đến bất cứ trường đại học nào, đặc biệt là các trường đại học kinh tế, bạn có thể bắt dễ dàng bắt gặp những tờ rơi về những khóa học có tên rất hoa mỹ như "Khóa học đánh thức sự giàu có", "Khóa học kỹ năng bán hàng", Khóa học Làm giàu không khó… với những lời mời gọi hết sức hấp dẫn như khởi nghiệp khi còn đi học, kiếm tiền ngay cả khi ngủ, kiếm tiền bằng chất xám và công nghệ.
Tuy không hiểu nhiều về khóa học nhưng thấy nhiều bạn đi học, nên hầu hết các bạn sinh viên nhóm ngành kinh tế đều đặt chân đến những khóa học này ít nhất 1 lần.
Chỉ cần search từ khóa "Khóa học làm giàu", "Làm giàu như thế nào", "lớp học của Công ty Cơn bão triệu phú",... lập tức hiện ra hàng trăm nghìn kết quả các khóa học, lớp học làm giàu giúp người học tha hồ lựa chọn.
Về giá cả thì bình dân 1-2 triệu cũng có, đến những khóa học nâng cao 10-20 triệu và những khóa học VIP lên tới 200 triệu.
Các khóa học có "thần thánh" như quảng cáo?
Được quảng cáo bằng nhưng ngôn từ hoa mỹ và những lời lẽ chắc nịch như "Bạn đi học mà không thành công, không kiếm được từng này tiền, thì tôi trả lại bạn gấp đôi." Sức mạnh kinh khủng của marketing online, chứng khoán hay bất động sản, nhiều bạn sinh viên đã bất chấp việc vay mượn tiền để lao đầu vào khóa học làm giàu. Khi mà thực tế và những kiến thức trong khóa học quá xa vời nhiều bạn sinh viên bị khủng hoảng cả về tinh thần và thể chất.
Thúy Vân (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho biết: "Mình học Khoa Kinh tế quốc tế nên rất quan tâm về kinh tế cũng như kinh doanh. Thấy có khóa học hấp dẫn trong 3 ngày nên mình đã rủ bạn đi cùng. Nói chung diễn ra nói chuyện hay, có duyên nhưng việc có làm được hay không thì phụ thuộc vào khả năng của mỗi người chứ không có chuyện "cứ đi học là thành công".
K.T, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, đọc được thông tin về một khóa học làm giàu từ việc kinh doanh, thấy quá hấp dẫn bèn gom góp để đăng ký tham gia. T. kể: "Họ nói sẽ dạy các phương pháp làm giàu ngay cả khi không có vốn. Để tham gia, em phải vay mượn tiền của họ hàng. Họ cam kết sẽ kiếm được những đồng tiền đầu tiên ngay trong ngày đầu. Nhưng hóa ra bằng cách mỗi người tạo tài khoản rồi học viên mua hàng của nhau. Kết thúc khóa học, em cũng hăm hở bắt đầu kinh doanh trong khi vốn và kinh nghiệm đều không có. Kết quả là dự án kinh doanh làm giàu của em bị phá sản chỉ sau vài tháng. Làm giàu đâu phải dễ".
Theo T, có những buổi học có đến 50% người ngồi nghe là do ban tổ chức thuê với giá 50.000 - 100.000 đồng/người. Đây là đòn tâm lý nhằm thu hút người học bằng cách tạo hiệu ứng đám đông. 50% còn lại sẽ phải trả tiền triệu cho mỗi buổi học.
Những người dạy làm giàu là ai?
Hầu hết các diễn giả của các khóa học làm giàu đều có những profile vô cùng hoành tráng, nhưng hầu hết đều có quá khứ rất nghèo rồi vươn lên giàu có trong phút chốc.
Ông Huỳnh Trọng Văn, Giám đốc Công ty cổ phần dữ liệu dịch vụ trực tuyến ODS, cho rằng tâm lý của một số người Việt trẻ là muốn giàu nhanh mà không muốn đầu tư công sức, học hỏi, trải nghiệm đường dài. "Đa số "diễn giả tự phong" đều chỉ giỏi nói, thực tế ngoài đời họ không làm gì cả. Những câu chuyện chỉ phù hợp với người nghe không biết tư duy, phân tích. Cũng có một số người tạm gọi là thành công, tuy nhiên họ không phải là tỉ phú, bởi tài sản của họ chỉ nhỉnh hơn so với tầng lớp bình dân một chút. Nhưng cái giá phải trả để nghe những người này nói thì quá đắt", ông Văn nhìn nhận.
Ông Đào Khánh Hiệp- giám đốc 1 công ty socola tươi khá nổi tiếng tại Hà Nội cho rằng, các khóa học làm giàu nhanh chủ yếu dạy các kỹ thuật còn chút tác dụng hoặc đã hết thời, rồi lồng ghép lý thuyết nghe có vẻ rất hay và đúng đắn, nhưng hoàn toàn sáo rỗng. "Vì sao nó vẫn thu hút? Vì nó đánh vào điều mọi người khao khát, đó là giấc mộng tỉ phú, giấc mộng đổi đời. Nó khiến một người mù tịt về kinh doanh và chuyên môn bỗng tin rằng chỉ cần bỏ ra 15 phút một ngày cũng có thể kiếm được 1.000 USD", ông Hiệp lý giải.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.