- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những chuyện tranh cãi muôn thuở vợ chồng “kiểu gì cũng gặp” trước thềm khai giảng của con
Khai giảng thì là chuyện của con, nhưng cãi nhau thì lại là chuyện của bố mẹ.
Ai vẽ ra viễn cảnh vợ chồng hòa thuận, nắm tay mỉm cười hạnh phúc cùng con chuẩn bị khai giảng thì vẽ, chứ đời chẳng bao giờ đẹp được như tranh. Mỗi năm học mới bắt đầu, là kéo theo trăm ngàn mối lo đổ dồn lên đôi vai của bậc làm cha, làm mẹ. Nhất là thời điểm con vào lớp một, mối lo còn nhân lên gấp bội.
Mà đã lo nhiều, kiểu gì cũng nảy sinh xung đột. Ấy thế nhưng mà, có lắm chuyện xung đột quen đến là quen cứ xảy ra chẳng chừa vợ chồng nhà nào. Cứ y như rằng nhà có con vào lớp 1, thể nào vợ chồng cũng tranh cãi vì mấy chuyện như sau.
1. Chuyện cho con đi học trước
Cho con đi học trước: nên hay không nên?
Có nên cho con đi học trước không? Mà học trước thì học cái gì? Học ở đâu? Học thế nào? Con vào lớp một, vợ chồng nào chả nhìn nhau hỏi ngần ấy câu. Rồi thì bắt đầu tìm lí lẽ cho cái việc con đi học trước: nào là con sẽ tự tin hơn, đỡ bỡ ngỡ khi đi học chính; nào là con sẽ được học một kiến thức hai lần, càng kĩ càng sâu; nào là bố mẹ chưa đủ khả năng dạy con học nên cứ “tống đi” trung tâm cho học trước; lại còn nào là thấy nhà nọ nhà kia cho con học trước thì nhà mình cũng phải cho học trước bằng được không con mình lại thua con nhà người ta;... Nhưng mà có phải lúc nào vợ chồng cũng đồng quan điểm được những chuyện thế này đâu?
Chị Mai Anh (Trần Nhân Tông, Hà Nội) cũng gặp trường hợp tương tự. Ban đầu chị nhận nhiệm vụ dạy con học hè trước khi con vào lớp 1, nhưng vì chẳng có kiến thức sư phạm, lại gặp ông con hiếu động, học được một tí lại quậy phá, nghịch ngợm, chị gần như mất hết kiên nhẫn. Cuối cùng, chị đành tính đến nước tìm trung tâm dạy trước cho con, vừa rèn nết, vừa rèn chữ nghĩa, lại trông con giúp luôn cả ngày, vẹn cả đôi, ba đường. Nhưng chồng chị lại nhất quyết phản đối phần vì cảm thấy tốn kém thời gian, tiền bạc, phần vì lo con ham chơi, quậy phá quen, bây giờ ép vào khuôn khổ sớm sẽ sinh ra lắm chuyện ảnh hưởng tâm lý.
Chẳng cứ gì nhà chị Lan, chị Mai Anh, cứ dăm ba nhà thì phải có đến bốn năm nhà vợ chồng mâu thuẫn vì chuyện “có nên cho con đi học trước không?”. Khổ cái là ai cũng có cái lý của mình, thành ra vợ chồng không biết vì con mà nhịn đi một tí, kiểu gì cũng từ mâu thuẫn mà thành tranh cãi. Chỉ thương các con vừa rời lớp mẫu giáo chẳng biết gì, cũng chưa kịp biết đi học thế nào thì đã phải đứng giữa cuộc cãi vã vô nghĩa của bố mẹ.
2. Chuyện lo tiền đóng học phí
Nhiều vợ chồng thừa nhận: cứ động đến con và đến tiền là y như rằng cãi nhau. Nhất là khi con bắt đầu vào lớp một, bố mẹ phải lo không biết bao nhiêu thứ tiền: Tiền hồ sơ, thủ tục, tiền sách vở, tiền quần áo,... chưa kể nếu muốn con vào lớp tốt còn phải lo lót thêm một khoản không nhỏ. Nhà nào dư dả thì còn đỡ, nhà nào kinh tế eo hẹp, vợ chồng như ngồi trên đống lửa. Thành ra động đến chuyện tiền học phí cho con là lại xung đột ầm ầm.
Ảnh minh họa: Tuổi trẻ Cười
Dạo quanh trên Webtretho, không khó để bắt gặp câu chuyện đau đầu như của anh Đ.Huy (Hà Nội): “Vợ chồng mình cưới nhau được 3 năm, nay đang có con gái đến tuổi đi học. Nhưng vấn đề mới lại phát sinh, mình muốn cho con học trường chất lượng với học phí khoảng 12 - 15 triệu/tháng tăng dần theo năm. Vợ lại muốn cho cháu học trường nào có học phí rẻ cho tiết kiệm, rồi học thêm anh văn bên ngoài , với lý do rồi sau này lỡ không kiếm được tiền, lỡ đẻ 2 - 3 đứa nữa có nuôi được vậy không? v..v....”
Nhiều cặp vợ chồng thú nhận cứ động đến con và đến tiền là sẽ cãi nhau
Ra là thời nào cũng thế, chuyện tiền học phí kiểu gì cũng gây ra mâu thuẫn vợ chồng. Lắm trường hợp vợ chồng lo học phí cho con đến bạc cả tóc, tranh cãi cả tuần trời mà vẫn chẳng thấy tiền đâu. Hoàn cảnh nhà chị Lan (Hà Nội) không được khá giả, nhưng muốn đầu tư cho con học hành nên chị nhất quyết bàn với chồng cho con theo học trường quốc tế. Gần ngày nhập học của con mà vẫn chưa lo đủ học phí, vợ chồng lời ra tiếng vào, chồng đổ tại vợ ham hố chạy đua, vợ trách tại chồng không cố gắng. Đổ lỗi triền miên làm không khí gia đình ức chế, mệt mỏi vô cùng.
3. Chuyện trường công hay trường tư
Câu chuyện trường công và trường tư đã và đang là đề tài tranh cãi không điểm dừng của tất cả các cặp vợ chồng. Hiếm có vợ chồng nhà nào lại đồng thuận ngay từ đầu được việc chọn trường cho con. Nhiều cặp vợ chồng đã phải trải qua đến cả tháng trời trong trạng thái căng thẳng vì không chốt được cho con học trường công hay trường tư.
Chị Hà (Cầu Giấy) cho hay: "Chồng chị muốn con trai được học ở một ngôi trường song ngữ tại quận Cầu Giấy, trong khi chị lại chỉ muốn con học ở trường công cách nhà vài bước chân để dễ đưa đón.
"Lý do chồng đưa ra là phải đầu tư cho con ngay từ đầu, có như vậy con mới có sức bật để phát triển sau này. Học trường công, chất lượng không ra gì, con sẽ không phát triển được" – chị Hà nói.
Không biết đến bao giờ câu chuyện chọn "trường công", "trường tư" mới có hồi kết
Theo chị Hà, trường song ngữ cách nhà những 14 – 15 km, mặc dù có xe đưa đón học sinh ở điểm chờ cách nhà vài km nhưng con đi – về cũng mất cả tiếng đồng hồ không kể tắc đường. Ngoài ra, ngoài việc học hàng ngày còn họp phụ huynh, các hoạt động dã ngoại, sinh hoạt trường, lớp... bố mẹ không thể lúc nào cũng chủ động đưa đón con được. Không kể học phí trường song ngữ gấp 2, gấp 3 trường làng.
Mặc dù đã phân tích đủ lý, đủ tình, thậm chí kêu gọi cả ông bà nội cùng "vận động" nhưng chồng chị Hà vẫn kiên quyết muốn đầu tư cho con học trong nội thành. Quá mệt mỏi, chị Hà tuyên bố sẽ không tham gia vào việc đưa đón con sau này, mặc anh tự xoay xở.
Đỉnh điểm nhà anh Cường (Hoàng Mai, Hà Nội) còn xung đột đến mức vợ chồng li thân luôn vì không ai chịu thỏa hiệp. Nguyên do cũng bởi vì cứ nói đến việc con đi học là hai anh chị lại cãi nhau. Lời qua tiếng lại, vợ trách anh sĩ diện, chạy theo "mác" trường nổi tiếng, không nghĩ đến kinh tế gia đình khi hai vợ chồng vẫn còng lưng trả nợ ngân hàng mỗi tháng vì mua nhà. Anh thì trách chị bảo thủ, không nghĩ cho con, thiếu hiểu biết. Giận chồng, chị tuyên bố ăn riêng, ngủ riêng, chỉ khi nào anh đồng ý cho con học trường công chị mới... đình chiến.
4. Chuyện đưa đón con đi học
Trong số những chuyện kể trên, chuyện phân công đưa đón con đi học khi con bắt đầu vào lớp một có khi là chuyện khiến vợ chồng cãi nhau “như cơm bữa” nhất. Giờ học lớp một của con trùng vào giờ hành chính của bố mẹ, mà trường tiểu học thì cứ đến giờ tan học là con tự động phải ra đứng cổng trường, không có cô giáo trông giữ thêm giờ như mẫu giáo, nên bố mẹ cứ phải chủ động phân công nhau ra mà đưa đón con. Thường thì sáng mẹ đưa đi, chiều bố đón về. Nhưng thế vẫn chẳng yên...
Điển hình là câu chuyện nhà chị Tâm (Cầu Giấy). Từ hồi con vào lớp một, sáng nào chị cũng phải dậy sớm, cho con ăn sáng để kịp giờ học. Giờ làm của chị là 8h sáng, giờ học của con là 7h, thế là chị phải dậy theo con từ 6h30, trong khi tối chị lại thường xuyên ngủ muộn. Đâm ra chị tị với chồng, thỉnh thoảng lại trách anh không biết thương vợ.
Mỗi chuyện đưa đón con đi học thôi mà vợ chồng không sao tránh khỏi cãi vã
Trong khi chồng chị - anh Hà thì tan làm chiều vào lúc 6h, nhưng 4h chiều đã vội vội vàng vàng bỏ dở công việc chạy đi đón con, không thì con đứng chờ ở cổng trường tội nghiệp. Thế là anh lỡ dở bao nhiêu việc, thành thử về nhà lại nổi quạu với vợ. Vợ chồng cứ thế là xung đột.
Chị Thủy (Hà Nội) thì cũng vì không đưa đón con đi học được mà đón mẹ chồng dưới quê lên, cốt để bà cụ đỡ đần việc nhà cửa, đón đưa cháu. Cơ mà lại nảy sinh chuyện mẹ chồng nàng dâu, rồi thì chồng chị không vừa lòng khi thấy mẹ phải làm việc này việc nọ luôn chân luôn tay trong khi vợ thảnh thơi. Thế là vợ chồng cãi nhau, mẹ chồng nàng dâu cãi nhau, trong nhà không lúc nào yên ổn.
Tạm kết: Trên đây là vài chuyện mà vợ chồng "ưa cãi nhau" nhất mỗi dịp khai trường của con. Dẫu biết rằng cũng chỉ vì yêu thương và lo lắng cho con nên ở thời điểm nhạy cảm, vợ chồng mới thường xảy ra cãi vã. Nhưng cứ bình tĩnh đối mặt, lắng nghe đối phương, đặt tương lai của con lên hàng đầu, chịu khó tìm hiểu thông tin chính xác, tham khảo nhiều nguồn kinh nghiệm, chắc chắn cãi vã nào rồi cũng sẽ vượt qua hết.
Mấy chuyện tranh cãi vợ chồng muôn thuở ấy mà, đến lúc đặt hồi kết đi thôi. Vì ngày mai là con đi học rồi!
Theo Trí thức trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.