- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những nỗi sợ hãi của cha mẹ Việt vô tình "giết chết con"
Lý giải việc tại sao những đứa trẻ của chúng ta đang trưởng thành và dần trở thành những "chú gà công nghiệp", thầy Nguyễn Tuấn Hải đã có những chia sẻ khiến nhiều phụ huynh giật mình.
Trẻ em của chúng ta ngày nay là một thế hệ yếu đuối, do được bao bọc và chở che. Bất chấp việc các em ngày càng trở nên học giỏi và thông minh hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đây.
Trớ trêu thay. Vì sao lại nên nông nỗi này, vì sao trẻ em của chúng ta ngày càng giống với các chú gà công nghiệp, chỉ biết học mà không biết hoặc không muốn làm gì (kể cả việc nhà )?
Là vì những bậc cha mẹ chúng ta lấp đầy đầu óc mình bằng những nỗi sợ hãi và ám ảnh!
Rằng :
1. Sợ nguy hiểm cho con?
2. Sợ con mình học kém bạn bè?
3. Sợ con mình sau này không vào được trường top?
4. Sợ con mình sau này không có công ăn việc làm?
5. Sợ sau này nó không có tiền mà sinh sống?
Hệ lụy là:
1. Một người mẹ được tung hô khi dắt xe máy lội qua nước ngập trên đường với một đứa con lớn tướng ngồi trên yên xe. Và tôi dám chắc về tới nhà người mẹ sẽ ôm con vào lòng mà nói : "khổ thân con, con có lạnh có mệt có đói không? Thôi vào giường nằm cho ấm để mẹ đi nấu cơm cho con ăn nhé..."
Đứa trẻ này và còn nhiều đứa trẻ như thế thật tội nghiệp khi mà sau này lớn lên các em vẫn chỉ là con nít to xác ăn bám cha mẹ, giận dỗi người yêu, muốn hưởng thụ hơn muốn làm việc.
Các em trở nên mong manh và dễ vỡ.
2. Những người mẹ không nhìn vào đứa con mình có thể làm được gì mà lại nhìn sang nhà hàng xóm xem con họ làm được gì. Bệnh "con nhà người ta" này khiến cho số lượng các nỗi sợ trong đầu cha mẹ Việt không ngừng tăng lên theo thời gian. Con càng học lên lớp lớn thì họ càng nhìn con nhà người ta để áp và ép vào con mình. Tôi gọi đây là nuôi dạy thú trong vườn thú chứ không phải nuôi dạy con ở trong gia đình.
Họ, các cha mẹ sợ nhất là con mình không giỏi và không giống con người ta trong khi người phương Tây chỉ mong con họ là khác biệt và duy nhất. Ở trường học Việt Nam, người ta mặc đồng phục về kiến thức và suy nghĩ cho trẻ đã đành, đằng này ở nhà bọn nhóc vẫn tiếp tục bị cha mẹ bắt phải làm và phải giống bạn của nó: là một đứa nào đó học giỏi trong lớp, thi học sinh giỏi các môn với nhiều giải thưởng... vân vân và vân vân.
Bọn nhóc không được sống cuộc đời của chúng. Và tất nhiên chả hiểu thế nào là đam mê, là theo đuổi ước vọng, là cống hiến cả.
3. Cha mẹ sợ con không vào được trường top thì không có tương lai.
Ở đây xin được nói lại một chút: cha mẹ nào cũng vậy, cả ở tây và ta, đều mong muốn con vào được trường tốt và trường top nhưng việc ép con học ngày đêm để đạt được mục đích này chỉ có ở ta mà thôi.
Ở tây, không vào được thì thôi.
Ở ta, vào được thì mới thôi.
Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên trở thành những con ngựa đua, phấn đấu vì từng 0.25 điểm để vượt lên bạn bè, vượt lên người khác.
Người ta không nhường nhau dù là 1cm trên đường trên phố cũng một phần là do nỗi sợ hãi là kẻ khác vượt qua mình. Và một xã hội với những đứa trẻ và cha mẹ như vậy là một xã hội gồm các cá nhân vị kỉ chỉ biết mình.
Và xã hội thiếu vắng tinh thần cộng đồng.
4. Học sinh của chúng ta chọn ngành nghề cho cha mẹ chứ không phải cho mình. Con phải vào trường này để sau này cha mẹ còn có "cửa" để mà xin việc cho. Biết bao sinh viên của chúng ta ngồi nhầm chỗ trong trường đại học. Chúng học hành một cách buồn ngủ và chán đời nhưng ra trường thì chỉ tìm cách mau mau chóng chóng thành công và làm ông chủ. Hoặc tìm cách mánh mung để tư lợi.
Chúng phi xe máy trên đường như điên dại và đại diện cho một dân tộc mà phần lớn đều muốn làm tỉ phú. Với suy nghĩ: "làm giầu không khó".
5. Cha mẹ ngày nay làm việc cật lực để không chỉ nuôi con mà còn để lại cho con tài sản, nhà cửa và tiền bạc. Càng nhiều càng tốt với nỗi lo là sau này chúng không có tiền để sống hoặc sống tốt.
Tất nhiên đây không chỉ là vấn đề về giáo dục mà còn là vấn đề văn hóa và là minh chứng cho một điều: văn hóa phong kiến vẫn ngày đêm đè nén nền giáo dục trong gia đình và ở xã hội của chúng ta. Nếu vẫn tiếp tục học tập theo kiểu phong kiến và không có kĩ trị thì chúng ta sẽ mãi đứng bên lề của văn minh và phát triển của nhân loại.
Warren Buffet nói: "chết giàu là cái chết nhục" ngụ ý vô cùng nhiều điều và nó áp dụng cho không chỉ người giàu trong đó ông có một ý quan trọng là: nếu bạn để lại nhiều tiền cho con cái mà chúng không biết quản lý và tiếp tục sinh lãi thì số tiền bạn để lại cho con mình chỉ có tác dụng làm hại nó.
Vì thế nếu như trong một xã hội và một gia đình không có nền tảng giáo dục, thì việc làm ra nhiều tiền và để lại cho chúng như cách mà các cha mẹ Việt đang làm hóa ra là việc làm tai hại và nguy hiểm cho con mình.
Ai cũng sợ một hoặc nhiều cái gì đó, và kể cả việc chúng ta mang trong đầu những nỗi sợ trên cũng rất là bình thường nếu chúng ta không hiểu rõ về chúng. Sợ hãi là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng bạn phải có một thứ mạnh mẽ hơn.
Đó là SỰ TỰ TIN.
Rằng: Mình có thể chiến thắng những nỗi sợ hãi đó.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Nguyễn Tuấn Hải/ VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.