- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh nên hỏi gì khi gặp giáo viên của con?
Các chuyên gia khuyên phụ huynh hãy đi xa hơn chuyện điểm số môn học và tìm hiểu về sự phát triển cảm xúc của con để giúp con tiến bộ.
Các chuyên gia khuyên phụ huynh hãy đi xa hơn chuyện điểm số môn học và tìm hiểu về sự phát triển cảm xúc của con để giúp con tiến bộ.
Là phụ huynh, chắc hẳn bạn có rất nhiều điều muốn hỏi giáo viên của con mình. Tờ Strait Times của Singapore cho biết hiện nay, đa số phụ huynh khi gặpgiáo viên con mình đã hỏi những câu như: "Con tôi có chép bài đầy đủ? Cháu có cần được học kèm không, có bị tụt hạng so với bạn bè?". Tuy nhiên, giáo viên lại mong muốn phụ huynh quan tâm những vấn đề khác, xa hơn điểm số trước mắt, ví như: "Động lực học tâm của học trò? Các em thích thú với môn học, bài học nào nhất?". Khi cha mẹ để tâm đến những vấn đề ngoài học tập của học, họ sẽ có được bức tranh hoàn chỉnh hơn về tình hình con cái ở trường.
Học sinh Singapore. Ảnh: Strait Times
Dưới đây là 5 câu hỏi mà giáo viên hy vọng sẽ được phụ huynh nhắc tới nhất trong lúc trò chuyện:
Cháu có hòa đồng, giúp đỡ bạn bè không?
Các giáo viên cho rằng phụ huynh nên biết việc liệu con mình có bị bạn bè cách ly, chế giễu không? Có thường xuyên hỗ trợ bạn bè trong học tập, đặc biệt những bạn không theo kịp bài giảng? Giáo viên luôn muốn khuyến khích con bạn thể hiện sự tốt bụng, chăm sóc và quan tâm đến những người xung quanh và trở thanh người công dân tốt khi trưởng thành.
Cháu có phối hợp tốt với bạn bè?
Để làm rõ điều này, phụ huynh nên hỏi những câu: Cháu có phải là cầu thủ giỏi? Phối hợp như thế nào với bạn bè khi làm việc nhóm? Cháu có chia sẻ suy nghĩ của mình với những người khác cũng như lắng nghe, chấp nhận những quan điểm khác nhau? Khi phải đối mặt xung đột, cháu phản ứng thế nào và liệu cháu có khả năng giải quyết những xung đột đó?
Khả năng giao tiếp và phối hợp hiệu quả là những kỹ năng quan trọng mà con bạn cần có trong tương lai. Do đó, hãy trò chuyện với giáo viên của con và bàn cách giúp con mình phát triển kỹ năng giao tiếp sớm.
Điểm mạnh của con tôi là gì?
"Ngoài sự tiến bộ về học tập (điều có thể dễ dàng xác định bằng điểm số), cháu còn nổi trội ở những lĩnh vực nào khác?" là câu phụ huynh nên hỏi giáo viên. Có thể con bạn là một người thuyết trình hấp dẫn hoặc bạn học có thể tôn trọng cháu vì cháu có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt tốt trong quá trình làm nhóm. "Liệu cháu có hoàn thành nhiệm vụ, dù gặp nhiều khó khăn?" cũng là câu hỏi nhằm tìm ra điểm mạnh của con bạn.
Ngoài ra, hãy quan sát những điểm mạnh con mình từ những tương tác hằng ngày ở nhà và xác nhận chúng. Các giáo viên của con bạn cũng sẵn lòng giúp phụhuynh phát triển tính tự lập, tự tin cho con.
Làm cách nào để giúp con tôi tập trung vào một môn học?
Nếu con bạn ghét môn học nào đó, chẳng hạn ngoại ngữ, vậy phụ huynh phải làm thế nào để con có thể quan tâm môn học này hơn? Điều này rất quan trọng vì khi một đứa trẻ quan tâm đến lĩnh vực nào, nó sẽ có rất nhiều động lực để tìm tòi thêm. Ngay cả gặp trở ngại trong việc học môn này, các em sẽ ít có xu hướng bỏ cuộc ngay lập tức.
Ví dụ, nếu con bạn không bao giờ đụng tới cuốn sách tiếng Anh nhưng lại yêu thích âm nhạc, tại sao không giới thiệu các bài hát tiếng Anh phổ biến như cách giới thiệu ngôn ngữ cho cháu. Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình cũng có thể hỗ trợ việc học tập của trẻ bằng cách làm gương, như trò chuyện với con bằng tiếng Anh.
Chúng tôi có thể hỗ trợ con bằng cách nào?
Hãy thảo luận với giáo viên về cách bạn và gia đình làm để hỗ trợ tốt nhất cho con. Con bạn sẽ tiến bộ nhanh nhất nếu những gì học ở trường được củng cố khi ở nhà. Hãy trò chuyện với con để biết con thích hỗ trợ theo phương thức nào? Nếu con bạn đang là học sinh tiểu học, hãy dành thời gian để cùng đọc sách với cháu để nuôi dưỡng tình yêu với sách.
Ngoài ra, những cha mẹ có con lớn hơn có thể thảo luận với các cháu về tin tức thời sự, giúp các con kết nối việc học và các sự kiện trong thế giới thực.
Bên cạnh đó, các giáo viên cũng thường tò mò muốn biết học trò mình ở nhà là người như thế nào. Hãy chia sẻ về những gì bạn đã quan sát, nhận thấy về thói quen, hành vi của con khi ở ngoài trường học. Tóm lại, để dạy dỗ một đứa trẻ thành công, cha mẹ cần hiểu con mình đồng thời phối hợp tốt với giáo viên thật chặt chẽ.
Theo Người Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.