- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm sự của cô giáo dạy học trò khuyết tật
Ước vọng lớn nhất của những người giáo viên đặc biệt này là nghe học sinh cất tiếng "Em chào cô" và xuất hiện phép màu để các em có thể hòa nhập được vào cuộc sống.
Ước vọng lớn nhất của những người giáo viên đặc biệt này là nghe học sinh cất tiếng "Em chào cô" và xuất hiện phép màu để các em có thể hòa nhập được vào cuộc sống.
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), phóng viên đã có dịp ghé thăm một ngôi trường đặc biệt trên địa bàn Hà Nội. Gọi như vậy bởi trong ngôi trường này có những học sinh đặc biệt được chăm sóc, dạy dỗ bởi những cô giáo tận tụy. Ngôi trường đó mang tên TrườngTHCS Hy Vọng (Đức Giang, Long Biên, Hà Nội).
Người giáo viên đầu tiên tôi tiếp xúc là cô giáo trẻ Trần Thị Kim Ngân (26 tuổi) đang dạy dỗ rất nhiều em nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh. Hiện tại, công việc của cô giáo trẻ là phụ trách bộ môn thể dục; hỗ trợ giảng dạy "ngôn ngữ bằng tay" và kiêm quản lý thư viện.
Ngân chia sẻ, thời gian đầu khi mới vào trường, cô gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với học sinh. "Không nghe, không nói được nên muốn giao tiếp với các em phải dùng kí hiệu bằng tay. Những năm tháng học trên giảng đường tôi không được đào tạo về ngôn ngữ "ký hiệu". Nhiều em nổi cáu bởi tôi không biết cách giao tiếp với chúng. Bởi vậy, ngày lên lớp, tối tôi theo học một lớp giáo dục đặc biệt. Miệt mài học tập hơn 1 năm tôi mới có thể giao tiếp và nói chuyện với các em", Ngân nói.
Gắn bó với ngôi trường này suốt 4 năm qua, Ngân chỉ ao ước nghe được tiếng "Em chào cô" từ chính những học sinh thân yêu của mình. "Được gắn bó với các em cũng là cái "duyên" của tôi. Tôi luôn cảm thông, lắng nghe, coi các em như con ruột của mình. Hiện tại, tôi chỉ hy vọng các em tự tin giao tiếp và nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống", Ngân tâm sự.
Hiện tại,
Ngân đã lập gia đình và có một cô con gái nhỏ 4 tuổi. "Vững bước đi đến
thời điểm hiện tại, tôi có sự động viên và "hậu phương" vững chắc từ
chồng.Biết vợ vất vả, hàng ngày việc đưa đón con đi học đều do ông xã
của tôi phụ trách. Anh ấy còn nghiên cứu, học thêm ngôn ngữ bằng tay để
chia sẻ, thấu hiểu với công việc của vợ", Ngân chia sẻ.
Người giáo viên thứ 2 phóng viên tiếp xúc là cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh (36 tuổi) hiện đang là giáo viên lớp khiếm thính.
Chia sẻ về quãng thời gian đầu tiên đặt chân về trường THCS Hy Vọng, cô Oanh cho biết, sau khi tốt nghiệp khoa Tiểu học - trường CĐ Sư phạm Hà Nội, chị được phân công về công tác ngôi trường này. Ngày đầu tiên làm việc, chị được cô hiệu trưởng phân công giảng dạy một lớp dự bị toàn các em khiếm thính.
"Bước vào lớp, chào các em; các em cũng không biết. Muốn các em đáp lại, cũng không biết phải giao tiếp như thế nào. Với sự say mê với nghề, tôi tìm hướng khắc phục. Hàng ngày, bên cạnh việc tham gia các lớp học về giao tiếp ngôn ngữ đặc biệt; khi có tiết trống, tôi liên tục đi dự giờ của các giáo viên khác trong trường. Sau đó, tôi được cơ quan cử đi tập huấn ở khoa Giáo dục đặc biệt - trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Dần dần cũng thành quen", cô Oanh tâm sự.
Để giảng dạy và thấu hiểu được từng học sinh trong lớp, với mỗi em, người giáo viên này lại có một phương pháp khác nhau. "Mỗi em là một cá thể; có một nhu cầu, tâm sinh lý khác nhau. Có em phải mềm mỏng, có em lại phải dỗ dành. Không xuất phát từ tình cảm, chắc tôi không gắn bó với nghề đến bây giờ. Nếu bản thân mình không đón nhận, liệu còn ai có thể đón nhận các bé nữa".
Vất vả là vậy, nhưng chưa khi nào cô Oanh có ý định từ bỏ nghề. Niềm vui lớn nhất của người giáo viên này là nhìn thấy học sinh ngoan ngoãn, trưởng thành. "Gắn bó với nghề suốt 15 năm qua, nhiều thế hệ học sinh đã tốt nghiệp ở đây và trưởng thành. Một số em xây dựng gia đình, không quên gửi thiệp mời cô giáo. Cầm những tấm thiệp trên tay, tôi vui mừng như người thân của mình có được hạnh phúc vậy", đôi mắt cô bừng sáng.
Theo Khám Phá
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.