- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm sự của một giáo viên về thưởng Tết
Tôi đi đến đâu bạn bè cũng hỏi thăm rằng năm nay thưởng Tết có cao không. Những lúc ấy, tôi chỉ mỉm cười mà nói rằng trường mình không có thưởng.
Tết đang đến gần. Tôi đi đến đâu bạn bè cũng hỏi thăm rằng năm nay thưởng Tết có cao không. Những lúc ấy, tôi chỉ mỉm cười mà nói rằng trường mình không có thưởng. Rất nhiều người tỏ vẻ không tin, nhưng đó là sự thật.
Cả một năm làm việc mệt mài ai chẳng mong thưởng Tết để đón xuân được vui vẻ, trọn vẹn. Tuy nhiên, đặc thù của ngành Giáo dục là không làm ra sản phẩm nên không có thưởng. Tết của nhà giáo là chỉ là những nụ cười cùng niềm vui tự tạo. Chúng tôi vẫn vui vẻ an nhiên đón mùa xuân mới.
Thực ra, giáo viên không hẳn không có thưởng. Hiện nay kinh phí các trường đa số là tự chủ. Nếu trường nào chi tiêu hợp lí thì cuối năm dư ra sẽ thưởng cho giáo viên. Những giáo viên ở thành phố thì cơ bản là ổn. Còn những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thì thưởng Tết chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Có trường co kéo khéo thì được vài trăm ngàn, còn lại chỉ là chai dầu ăn, bịch bột ngọt. Nhiều giáo viên hay đùa mình thua cả công nhân. Công nhân còn có tháng lương thứ 13. Còn giáo viên chúng tôi chỉ gói ghém là phần quà mà công đoàn mua tặng.
Thế nhưng chưa khi nào chúng tôi cảm thấy buồn khi không có thưởng. Để tăng thêm thu nhập và có tiền chăm lo cho Tết thì giáo viên chúng tôi cũng xoay sở đủ thứ nghề. Từ chăn nuôi tăng gia đến bán hàng trên mạng. Nào quần áo, hàng đặc sản nhà làm... Ai cũng tất bật với mong muốn có được cái tết trọn vẹn, đủ đầy.
Những ngày này tới trường, thầy cô hồ hởi bàn tán Tết sắp về. Mỗi người đều có những dự định khác nhau. Ai cũng mong kiếm thêm được ít tiền để sắm sửa cho gia đình được đủ đầy, hạnh phúc.
Ngay như bản thân tôi cũng thế, mỗi khi Tết về là cả hai vợ chồng lại cùng nhau cố gắng. Chúng tôi thường tự mình tạo ra niềm vui cho mình. Đầu tiên là tích cực tăng gia để cải thiện gia đình. Tất cả mọi thứ chuẩn bị cho Tết đều được chúng tôi tự làm. Nào là trồng trước nhà vài khóm hoa. Rồi hai vợ chồng tự tay làm giò, chả, bánh mứt. Thôi thì vẫn vui... như Tết.
Nhưng niềm vui ngày tết của giáo viên chúng tôi thì khó có ngành nào có được. Những ngày Tết các em nô nức kéo đến chúc cô bằng những lời chúc chân tình. Thầy trò ngồi bên nhau quanh đĩa bánh kẹo đơn giản mà vui quá chừng. Tình cảm ấy không có tiền bạc nào có thể mua bán được.
Người ta bây giờ thường nhìn nghề giáo bằng ánh mắt không mấy thiện cảm. Người ta bảo nghề giáo vì tiền mà dần mất đi nhân cách. Nhưng tôi luôn nghĩ nghề nào cũng có những “con sâu”. Không nên đánh đồng tất cả các giáo viên như thế. Cái quan trọng là mình sống đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình. Học trò nhìn nhận sự việc luôn chính xác.
Tôi vẫn luôn vui và hạnh phúc với nghề mình đã chọn. Dẫu Tết về chẳng thưởng được bao nhiêu. Gia tài lớn nhất của thầy cô là sự thành đạt của học trò. Năm nào cũng thế, cứ sáng mồng một, tôi sẽ nhận hàng trăm lời chúc mừng của học trò. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ tôi hạnh phúc vô bờ. Tôi nghĩ, cứ gieo những nhân lành ắt sẽ gặt được những trái ngọt.
Một mùa xuân nữa lại về, khắp các nẻo đường mai vàng lại rực rỡ. Chúc tất cả các thầy cô đón một cái Tết trọn vẹn và vui vẻ.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.