- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thủ khoa bán quần áo lấy tiền đi học
Nhà nghèo, cả bố mẹ đều là công nhân nhưng nhiều năm liền Trần Đào Hiếu Nghĩa luôn dẫn đầu trường THPT Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) về thành tích học tập.
Tự kiếm tiền học đại học
Đạt điểm 28 khối A, trong đó 9,6 điểm môn Hóa học, 9,4 điểm môn Vật lý nhưng Nghĩa vẫn tiếc nuối khi không kịp thời gian làm câu 9 đề thi Toán, dù kiến thức nằm trong tầm tay. Vốn tính cẩn thận, sau mỗi bài làm Nghĩa thường dành thời gian soát kỹ nên thi môn Toán không kịp hoàn thiện câu cuối cùng. Nghĩa tiết lộ: “Em sẽ đăng ký vào Khoa kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương”.
Nghĩa cho biết, sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa nên ngoài giờ học em phải tự tay nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa phụ bố mẹ. Bố mẹ Nghĩa trước đây đều làm công nhân ở nhà máy xi măng với thu nhập ba cọc ba đồng nhưng cũng trang trải đủ 3 bữa cơm, tiền học cho hai con. Hai năm nay, gia cảnh khó khăn hơn bố Nghĩa mất việc làm. Bố thất nghiệp, mọi gánh nặng kinh tế đổ lên vai mẹ, từ đó Nghĩa cũng lăn xả đi kiếm việc, kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Mẹ Nghĩa, chị Đào Thị Hường tâm sự, ngoài giờ đi học ở trường, Nghĩa phải đi làm thêm để lấy tiền nộp học. Nghĩa thường đến các shop quần áo xin làm nhân viên bán hàng, mỗi ngày em chỉ phụ bán được khoảng 2-3 giờ kiếm khoảng 50.000 đồng tiền công về đưa mẹ.
Thương con nhiều đêm ứa nước mắt, rồi mắng con không được đi làm để tập trung vào học nhưng chính chị cũng cảm thấy bất lực khi mỗi sáng hai vợ chồng xin đi phụ hồ để kiếm từng đồng bạc lẻ cũng khó khăn.
“May mắn nhất đời tôi là con rất ngoan, học giỏi từ bé và thương bố mẹ. Biết bố mẹ nghèo, vất vả nên Nghĩa không bao giờ đòi hỏi, so bì với bạn bè. Khi lên THPT nhiều gia đình mua xe đạp điện cho con đi học, cháu vẫn lóc cóc đạp xe nhưng không hề kêu mệt mỏi”, chị Hường nói.
Tự “tầm sư học đạo”
Nhiều năm liền, Nghĩa luôn dẫn đầu trường THPT về thành tích học tập. Đặc biệt là khối A, Nghĩa thích học Toán và khá nổi bật các môn Lý, Hóa. Nhà nghèo, không có tiền học thêm ở các trung tâm, Nghĩa thường lên mạng tham gia các diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm học và mua sách hay về tự giải.
Nghĩa chia sẻ, Hà Nội có những nhóm quy tụ học sinh giỏi rồi tìm giáo viên nổi tiếng nhờ hướng dẫn theo kiểu “tầm sư học đạo”. Nghĩa mò mẫm nhiều ngày và xin gia nhập được vào nhóm Toán, Lý, Hóa để học nâng cao. Nghĩa chia sẻ: “Khi tham gia nhóm toàn học sinh giỏi mình mới “ngộ” ra chân lý nếu không nỗ lực mỗi ngày, sẽ thua cuộc”.
Yêu thích thể thao, kỳ thi THPT quốc gia 2016 lại rơi vào mùa Euro, Nghĩa cho biết, em dành khá nhiều thời gian xem bóng đá. Tuy nhiên, sau đó lại phải “cày” miệt mài để bù. Nghĩa thường đặt mục tiêu mỗi ngày phải làm được bao nhiêu bài tập khó mới đi ngủ.
Vì thế, có lúc em phải thức đến 4 giờ sáng để học. Nghĩa nói: “Trước kỳ thi THPT quốc gia em từng tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố nhưng không giành giải thưởng do chữ xấu. Sau kỳ thi đó, em phải luyện chữ rất nhiều để có thể tự tin làm bài thi mà không mất điểm vì lỗi chính tả”.
Nghĩa chia sẻ dự định, sau khi nhập học đại học sẽ tìm việc làm thêm để tự trang trải học hành. Còn thu nhập của bố mẹ, để lo cho em trai năm nay học lớp 9. “Em muốn học tập và nỗ lực để giúp bản thân và bố mẹ thoát nghèo. Cả đời bố mẹ em cơ cực để nuôi hai con ăn học rồi”, Nghĩa nói.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.