- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ cậu bé 6 tuổi mới... biết đi tới sinh viên đại học
Chịu đựng sự thử thách của số phận, Xuân Chinh sinh ra đã yếu ớt, nhận thức không nhanh nhẹn nhưng cậu đã nhiều lần vượt qua "cửa tử", nỗ lực học tập gấp nhiều lần người khác để giờ đây là một sinh viên đại học.
Chịu đựng sự thử thách của số phận, Xuân Chinh sinh ra đã yếu ớt, nhận thức không nhanh nhẹn nhưng cậu đã nhiều lần vượt qua "cửa tử", nỗ lực học tập gấp nhiều lần người khác để giờ đây là một sinh viên đại học.
Thử thách của số phận
Đặng Xuân Chinh là sinh viên năm nhất của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), quê ở Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Chinh không may mắn có được sức khoẻ tốt ngay từ khi lọt lòng mẹ. Cậu bé Chinh ngày đó phải trải qua biết bao con nguy kịch mới có thể sống sót vì bị ngạt khí từ trong bụng mẹ. Sau đó, Chinh sống qua chuỗi ngày chật vật giành giật sự sống, thậm chí cậu đã bị "bệnh viện trả về".
Dẫu vậy, trong Xuân Chinh luôn có một sức sống mãnh liệt hơn hết thảy. Cùng với niềm tin và lòng thương yêu của cha mẹ, Chinh luôn chiến thắng "tử thần". Tuy nhiên, trải qua quá nhiều thử thách, Chinh khó lòng phát triển được như bạn bè đồng trang lứa. Đến 4 tuổi, Chinh vẫn không biết nói, biết đi.
Nhìn con trai quanh năm phải đối mặt với bệnh tật, trải qua bao đau đớn, người làm cha làm mẹ không khỏi buồn lòng. Thế nhưng gia đình Chinh chưa bao giờ từ bỏ niềm tin. Dù phải bán tất cả những món đồ giá trị trong nhà để chạy chữa cho con, cha mẹ Chinh cũng không từ nan.
Khi bắt đầu đến tuổi đi học mẫu giáo, Xuân Chinh luôn nhận biết chậm chạp hơn bạn bè, lại không thể đi lại. Cha mẹ phải thay phiên nhau đưa cậu tới trường, chỉ mong con có thể hoà nhập với môi trường sống, có thêm kiến thức.
Ở trường, cậu thường xuyên bị bạn bè trêu chọc. "Mình bị xếp vào thành phần "chậm hiểu", bị các bạn học gọi là thằng ngố, ngay cả giáo viên cũng có những người không tôn trọng. Những từ ngữ miệt thị mình nhận được trong thời bé đã khiến cho mình rất buồn", Xuân Chinh chia sẻ.
Nghị lực kiên cường
Chinh khác những người có thể lực yếu đuối khác ở chỗ cậu rất kiên cường. Dường như càng gặp khó khăn, bản năng sinh tồn, đấu tranh của cậu càng mạnh mẽ.
Theo thời gian, sức khoẻ của Chinh ngày càng chuyển biến tốt do cậu tích cực luyện tập. Khi bắt đầu học tiểu học, Chinh đã có thể chập chững những bước đi đầu đời. Cậu bé cũng quyết chí phải học tập thật tốt để không bị bạn bè, thầy cô chê cười. Cậu dành nhiều thời gian học hơn bất cứ bạn nào trong lớp để có thể đuổi kịp sức học của những bạn khoẻ mạnh.
"Biết mình phát triển chậm hơn so với các bạn, nên cha mẹ luôn kèm cặp mình. Còn mình cũng tự hiểu được hoàn cảnh của bản thân. Mình muốn có thể đứng vững bằng chính đôi chân của mình và dùng chất giọng khỏe khoắn nói chuyện với mọi người", Chinh chia sẻ.
Cậu hiểu được những gì cha mẹ đã hi sinh, vất vả vì mình nên cậu càng cố gắng. “Mình hi vọng kiếm được tiền nuôi sống bản thân. Đồng tiền đầu tiên mình kiếm được mình sẽ mời bố mẹ đi đến một khu vui chơi để ngày hôm đó, bố mẹ mình hoàn toàn không phải nghĩ đến công việc đồng áng vất vả", Chinh bày tỏ.
Việc Chinh đỗ đại học là một niềm vui, tự hào rất lớn đối với cha mẹ cậu. Hiện giờ, dù mới ở ngưỡng cửa tương lai của cuộc đời, Chinh tràn đầy niềm tin và nhiệt huyết sẽ có thể thực hiện được nguyện vọng "tự đứng trên đôi chân mình".
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.