- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chị em trổ tài làm mứt nhâm nhi ngày Tết: Mứt ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt, mứt gừng đỏ vừa lạ vừa thơm!
Nếu chưa biết cách làm sao để có món mứt thơm ngon, đẹp mắt như ngoài hàng thì bạn hãy thực hiện theo công thức dưới đây nhé đảm bảo ai ăn cũng khen ngon.
Mỗi dịp Tết đến xuân sang, mứt là món ăn vặt không thể thiếu trong nhiều gia đình. Nhưng có một thực tế là nhiều người lo lắng vấn đề an toàn thực phẩm khi mua ngoài hàng nhưng lại ngại nếu làm ở nhà sẽ mất thời gian và không được ngon bằng. Thấu hiểu được băn khoăn của độc giả, Tintuconline xin chia sẻ với bạn công thức làm các món mứt thơm ngon, bắt mắt nhưng cũng rất dễ thực hiện.
1. Mứt dừa ngũ sắc
Mứt dừa là món ăn khá quen thuộc với mọi người, tuy nhiên, khi bạn biến tấu một chút, chúng sẽ trở nên đặc biệt hơn rất nhiều. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ công thức làm món mứt dừa ngũ sắc.
Nguyên liệu:
- 1kg cùi dừa bánh tẻ dẻo
- 500gr đường (nếu cho ít hơn đường sẽ không kết tinh được)
- 60gr sữa đặc ông thọ
- Vani dạng bột 2 ống (hoặc vani extra)
- Một quả chanh
Nguyên liệu cho món mứt dừa (Ảnh: Vũ Thanh Hoan)
Cách làm:
- Dừa non rửa sạch ngâm vào chậu nước có vắt 1/2 quả chanh để cho dừa được trắng.
- Vớt ra lấy con dao có nạo thái sợi. Không nên dùng nạo vì sẽ mỏng quá ăn không ngon và bị nát.
- Đun sôi một nồi nước, sau đó cho dừa vào đợi đến khi sôi lại thì vớt ra chậu nước lạnh. Mục đích của việc làm này là để dầu dừa được tiết ra nhanh hơn, giúp mình rửa ít nước hơn. Sau đó rửa 3-4 lần nữa cho đến khi nước trong không còn đục nữa là được.
- Ướp dừa theo tỉ lệ: 1kg dừa với 500gr đường, 1 ống vani, sau đó ướp qua đêm cho đường tan hết, càng ướp lâu sợi dừa càng trong. Nếu bạn không có thời gian có thể ướp trong 1-2 tiếng.
(Ảnh: Vũ Thanh Hoan)
- Chia dừa làm 5 hoặc 6 phần để pha màu. Màu trắng thì để nguyên mang đi sên luôn.
Cách pha màu:
- Đậu biếc (xanh dương): Đun sôi nước cho khoảng 15-20 bông vào đun lấy màu xanh, rồi ngâm với mứt dừa từ 2-3 tiếng.
- Bột hoa dành dành (màu vàng): Pha với 50ml nước lọc, rồi dây qua cho sạch, cho vào mứt ngâm 2-3 tiếng.
- Bột củ dền (màu đỏ): Cũng pha như hoa dành dành.
- Bột trà xanh (màu xanh lá cây): Pha với 50ml nước lọc, rồi dây qua cho sạch, cho vào mứt ngâm 2-3 tiếng.
- Bột gấc (màu cam): Pha với 50ml nước nóng rồi lọc qua rây, cho vào mứt ngâm như trên.
- Hoặc các bạn có thể cho màu tím của lá cẩm, màu nâu của bột ca cao.
Thành quả sau khi pha màu:
Chú ý: Không nên cho các loại mứt chua để tạo màu như atiso, chanh leo vì mứt sẽ không kết tinh được.
Sên mứt:
- Chuẩn bị một chảo chống dính đế dày thì càng tốt để dừa không bị cháy.
- Đổ dừa vào chảo, để lửa to, đến khi dừa bắt đầu sôi lăn tăn thì hạ nhỏ lửa đến khi dừa gần cạn nước thì hoà 50-100gr sữa đặc ông thọ với chút nước trắng đổ vào chảo dừa, lại vặn bếp to cho sôi lại, sau đó hạ nhỏ lửa. Không nên cho sữa ông thọ sớm quá tránh cho mứt bị vàng.
- Đến khi đảo thấy hơi nặng tay, lúc này đường bắt đầu có hiện tượng kết tinh thì cho nhỏ lửa hơn nữa và đảo liên tục. Sau đó nhấc chảo ra, bật quạt lên đảo liên tục cho dừa kết tinh và bông trắng lên.
(Ảnh: Vũ Thanh Hoan)
- Đổ mứt dừa ra một cái mâm bên dưới lót giấy, đảo đều cho thoáng. Sau đó cho vào nồi chiên không dầu hoặc lò nướng sấy ở nhiệt độ 100 độ từ 5-10p. Nếu trời nắng bạn có thể mang mứt ra phơi. Sau đó cất mứt vào túi kín và sử dụng dần.
Thành phẩm chỉ nhìn thôi cũng đã thấy hấp dẫn, khó cưỡng lại rồi.
Nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi khi sên mứt dừa:
- Nên chọn dừa dẻo, hoặc bánh tẻ không nên chọn dừa già quá hoặc non quá.
- Mứt không kết tinh được do thiếu đường: Nên ướp dừa với tỉ lệ trên không được cho ít hơn.
- Khi để lửa quá to sẽ làm cho đường bị cháy, keo lại không kết tinh được, vì thế khi sên dừa bạn nên để lửa thật nhỏ.
- Không nên sên mứt lâu quá sẽ làm khô mứt, khi ăn sẽ bị cứng.
- Nếu mứt không kết tinh được do thiếu đường thì mọi người đổ thêm đường vào sên tiếp.
- Nếu đường cứ keo lại, sên mãi không kết tinh thì mang đi rửa hết phần đường cũ, cho lại đúng tỉ lệ như trên và sên thật nhỏ lửa.
- Nhớ sên đến khi nặng tay đường hơi kết tinh thì nhấc chảo ra khỏi bếp đảo liên tục ở bên ngoài đến khi kết tinh hẳn chứ không đảo mứt kết tinh trên bếp còn lửa.
- Đổ mứt ra mâm đi bao tay sốc mứt lên trước quạt cho nguội hẳn dừng lại và tiếp tục hong trước quạt thêm 2-3h mới đóng túi.
- Nếu mứt chảy nước mà nhà có lò sấy thì sấy thêm ở 100 độ trong 10 phút.
- Nếu làm các công đoạn trên vẫn bị chảy nước thì cho dừa lên bếp để nhiệt độ nhỏ nhất sên thêm một lúc nữa, rồi lại đảo và hong trước quạt thêm vài giờ hãy đóng gói.
- Đường kết tinh mà bám vào mứt nhiều quá thì sau này sẽ gây ra hiện tượng chảy nước nên làm xong các bạn đảo nhẹ nhàng cho đường rơi bớt ra.
2. Mứt gừng đỏ
Ngoài mứt dừa ngũ sắc đẹp mắt, độc giả có thể tham khảo cách làm mứt gừng đỏ có màu tự nhiên từ lá tía tô. Món mứt gừng có màu đỏ tự nhiên bắt mắt, khi ăn có vị cay cay, thơm thơm của gừng, vừa làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh, lại giúp chống ngán hiệu quả.
Nguyên liệu
- Củ gừng: 700g
- Đường: 400g
- Lá tía tô đỏ: 1 nắm
Cách làm
- Lá tía tô rửa sạch cắt nhỏ nấu cho ra nước màu đỏ.
- Gừng mua về cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng( to nhỏ tuỳ ý thích)
- Nấu nước sôi cho gừng vào luộc khoảng 3 ~ 5 phút cho ra bớt chất cay.
(Ảnh: Xuan Kieu Kado)
- Vớt gừng ra rửa với nước lạnh. Rồi để cho ráo nước.
- Khi gừng đã ráo nước, cho đường và nước màu lá tía tô vào ngâm, để qua đêm. Bạn nhớ ngâm qua đêm để cho màu và đường thấm vào gừng.
- Gừng đã ngâm qua đêm lấy ra chắt nước đường vào chảo nấu khoảng 5~10 phút rồi cho gừng vào sên.
(Ảnh: Xuan Kieu Kado)
- Ban đầu để lửa trung bình sên cho đến khi nước đường cạn bớt thì hạ lửa nhỏ xuống.
- Sên đến khi nước đường cạn gần hết, cho thêm vào vài giọt vani để tạo thêm mùi thơm hấp dẫn.
- Khi nước đường đã cạn hết và bắt đầu lên phấn trắng lúc này nếu chảo bị dính đường có màu ngả vàng, hãy thay chảo để mứt giữ được màu tươi đẹp hơn.
- Sên đến lúc phấn trắng bao phủ hết miếng gừng là được. Tuỳ mọi người thích độ khô của gừng như thế nào.
- Muốn để mứt được lâu đem phơi nắng 1~3h sau sẽ không bị chảy nước.
Chúc các bạn thành công!
Theo An Nhiên - Vietnamnet
-
Vào bếp5 giờ trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp11 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.