- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dân dã bánh cuốn Tây Sơn
Bánh cuốn là món dân dã, dễ ăn, dễ nhớ khi về vùng đất Tây Sơn (Bình Định). Bánh tráng nhúng, thịt nướng xiên, rau, trứng vịt, nem, chả, đậu khuôn… cuốn thành một cuốn, chấm với nước mắm đậm đà.
Bánh cuốn là món dân dã, dễ ăn, dễ nhớ khi về vùng đất Tây Sơn (Bình Định). Bánh tráng nhúng, thịt nướng xiên, rau, trứng vịt, nem, chả, đậu khuôn… cuốn thành một cuốn, chấm với nước mắm đậm đà.
Theo lời kể của những người lớn tuổi ở thị trấn Phú Phong (Bình Định), ban đầu, bánh cuốn Tây Sơn không phải được cuốn với thịt nướng, nem, chả, trứng, đậu..., khi đó người ta cuốn bánh tráng với cơm nguội, ăn chống đói. Cuốn bánh cơm nguội, chắt theo ít nước mắm là bữa ăn mang theo ra đồng của người nông dân. Sáng, trưa, chiều tối, cuốn bánh là bữa ăn trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
Người dân Tây Sơn có tục, hễ nhà có tiệc hỉ, giỗ chạp… là có cuốn bánh mang về. Dĩ nhiên cuốn bánh này đã ngon hơn, khi có thịt, có trứng, có rau… trong tiệc được dành cuốn mang về cho những người ở nhà. “Hồi đó, nhà nào cũng làm bánh tráng, ăn trên đồng, ăn trong tiệc, ăn vặt… và đặc biệt là vào những ngày giỗ chạp, cưới hỏi. Tùy vào đám tiệc, vào lượng khách mà nhà chủ dành thời gian tráng bánh. Mời nhà nào phải nhớ nhà đó có bao nhiêu người để biết dành gói cuốn mang về”, cô Trần Thị Loan (thị trấn Phú Phong, Tây Sơn) kể lại.
Bây giờ, bánh cuốn Tây Sơn không còn là cuốn bánh gói cơm nguội, thứ nhân trong ấy đã thay bằng thịt xiên nướng, trứng vịt, nem chả và các loại rau. Cuốn bánh vẫn là món quà quê mang về trong dịp cưới hỏi, giỗ chạp và hơn thế bánh cuốn Tây Sơn trở thành món truyền thống của người dân địa phương.
Lên Tây Sơn, du khách sau khi thăm thú các di tích, danh lam thắng cảnh, có thể thưởng thức nhiều đặc sản vùng quê theo mùa như chim mía, cá niên, gié bò và dĩ nhiên là không thể bỏ qua cuốn bánh Tây Sơn. Lâu đời nhất tại đây là quán bánh cuốn Năm Mận (81 Quang Trung, thị trấn Phú Phong). Một cuốn bánh ở quán Năm Mận gồm 9 nguyên liệu: bánh tráng cuốn, rau sống, đậu hũ chiên, chả ram, nem nướng, chả, nem chua, trứng vịt luộc, xiên thịt bò nướng. Khách có thể cuốn theo nguyên liệu tự chọn, giá một cuốn tự chọn là 25.000 đồng/cuốn, cuốn bình thường có giá 15.000 đồng/cuốn.
Để nguyên liệu ngon, khi khách đến quán thì chủ quán mới nướng thịt, nem chua, chiên chả ram… Bánh tráng nhúng tùy theo thực khách, muốn ăn chơi nhúng 1 cái, muốn ăn no nhúng 2 cái cuốn bánh dày hơn, ăn no và chắc bụng hơn.
Ngoài quán bánh cuốn Năm Mận, từ thị trấn Phú Phong đi thêm chừng 6km tới thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn) là quán bánh cuốn Cô Tâm. Quán nhỏ, không bảng hiệu nhưng là quán quen của khách trong xã, huyện và hành khách trên những chuyến xe lưu thông trên QL 19. Nguyên liệu cuốn bánh ở quán Cô Tâm có 5 thứ: rau, thịt xiên nướng, trứng, chả ram, bánh tráng, giá mỗi cuốn 10.000 đồng. “Nguyên liệu ít hay nhiều tùy vào nhu cầu và giá cả. Chất lượng nguyên liệu giống, ngon hay không còn nhờ nước chấm. Nước mắm, chanh, ớt, tỏi, đường… và đặc biệt là đậu phộng rang xay nhuyễn là bí quyết pha nước chấm của tôi”, chủ quán Hoàng Thị Tâm chia sẻ.
Theo PNO
-
Vào bếp17 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp1 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.