Muốn có nồi nước dùng trong vắt ngọt ngon thì cần tránh 3 sai lầm "trầm trọng" này!

Để có được 1 nồi nước dùng vừa trong vừa ngọt, chị em nhất định phải tránh 3 sai lầm này nha.

Chắc hẳn chị em đều đã biết nước dùng ngon chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của món phở, canh, lẩu hoặc soup. Nhiều người thường nghĩ chỉ cần rửa sạch xương rồi thả vào nồi, ninh vài ba tiếng là được chứ có gì mà khó. 

Sai nha! Nếu làm vậy thì nồi nước dùng của bạn sẽ vừa đục, vừa kém vị ngọt tự nhiên của xương đấy. Vậy nên chị em nhất định phải ghim ngay những sai lầm cần tránh khi hầm xương để nước dùng vừa trong vừa ngọt.

3 sai lầm cần tránh khi hầm xương lấy nước dùng

Không chọn đúng phần xương để hầm

Xương thì có nhiều loại: Xương đầu, xương móng heo, xương non,... nhưng không phải phần xương nào cũng hợp để hầm lấy nước dùng đâu nha. 

3 loại xương nhiều tủy, ngọt và ít chất bẩn nhất bạn nên chọn là xương ống heo, xương đuôi bò/heo và xương ức gà.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về độ tươi, ngon của xương. Tránh mua những loại xương đã đông lạnh, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh. Bạn có thể đến các chợ đầu mối hoặc lấy xương ngay sau khi mổ.

Muốn có nồi nước dùng trong vắt ngọt ngon thì cần tránh 3 sai lầm trầm trọng này!-1
Phải chọn đúng phần xương ngon cái đã rồi cách hầm thì tính sau!

Chần xương sai cách

Bỏ qua bước rửa xương nha vì đương nhiên, ai cũng biết phải rửa xương thật kỹ rồi. Sai lầm mà rất nhiều người mắc phải trong bước sơ chế này chính là đun 1 nồi nước sôi rồi thả xương vào chần.

Cách chần đúng: Cho xương vào nồi cùng nước lạnh, đun đến khi sôi, đảo qua một lượt rồi vớt xương ra, rửa sạch. Nếu bạn cho xương vào nước sôi, xương và các chất bẩn khi gặp nóng sẽ lập tức co lại khiến nhiều chất bẩn trong tủy xương sẽ không tiết ra và nổi lên được. Tuy nhiên chúng vẫn sẽ gây đục nồi nước xương và gây mùi hôi trong suốt quá trình hầm.

Muốn có nồi nước dùng trong vắt ngọt ngon thì cần tránh 3 sai lầm trầm trọng này!-2Thả xương vào nước lạnh và đun cả 2 cùng lúc mới là cách chần xương đúng nha!

Thêm hạt nêm khi hầm xương

Hạt nêm không khiến nước dùng ngọt hơn như nhiều người vẫn nghĩ đâu. Ngược lại, nó sẽ làm nước dùng đục hơn ngay cả khi bạn không mắc phải 2 sai lầm phía trên đấy.

Lý do thì khá đơn giản: Hạt nêm là loại gia vị được làm từ hạt xương hầm nên hiển nhiên sẽ khiến cho nồi nước dùng bị đục. 

Muốn có nồi nước dùng trong vắt ngọt ngon thì cần tránh 3 sai lầm trầm trọng này!-3


Thay vì thêm hạt nêm, chị em có thể thêm củ cải trắng hoặc hành tím vào nồi khi hầm xương nha

Trên đây là 3 sai lầm cần tránh để nồi nước hầm xương được trong. Trong trường hợp bạn đã trót thao tác sai khiến nước dùng bị đục, vậy thì đây là cách xử lý:

- Dùng vải sạch để lọc lại nước, loại bỏ sạch cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.

- Lấy lòng trắng trứng, đánh tan nhẹ sau đó từ từ cho vào nồi nước dùng, vừa cho vừa khuấy đều để lòng trắng trứng hút hết các chất bẩn, nước dùng sẽ trong trở lại. Sau đó bạn vớt lòng trắng trứng ra.

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có những món ăn thật ngon từ nồi nước dùng vừa trong vừa ngọt nha!

=>> Mời độc giả xem ngay thực đơn món ngon mỗi ngày đủ dinh dưỡng 
 

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/muon-co-noi-nuoc-dung-trong-vat-ngot-ngon-thi-can-tranh-3-sai-lam-tram-trong-nay-22202111222542742.htm

Món Ngon Mỗi Ngày


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.