Anh trai mất việc, chị dâu ly dị anh ấy, nhiều năm sau tôi mới biết, chị dâu không sai

Khi anh trai ly hôn, vì còn quá nhỏ, chưa biết thế sự nên tôi đã ngây thơ nghĩ rằng chị dâu ly hôn khi anh thất nghiệp là một hành vi nhẫn tâm khó chấp nhận.

Có người nói thế này: "Khi khát thì một giọt như mật, khi say thì thêm chén cũng như không có”.

Ý của câu này là khi bạn khát, một giọt nước sẽ ngọt như mật, nhưng sau khi say, nếu uống tiếp cũng sẽ không còn vị giác nữa. Mở rộng ra thực tế có nghĩa là nếu bạn có thể nhìn thấy hy vọng trong thời điểm khủng hoảng, nhìn thấy dù chỉ một cách để phá vỡ tình thế hay ai đó có thể giúp đỡ, điều đó sẽ có tác dụng ngay lập tức; còn trong tình huống bình thường, những điều tốt đẹp đến như là một sự hiển nhiên, không mấy ấn tượng.

Nguyên tắc này có ý nghĩa đối với nhiều vấn đề, chẳng hạn như tình yêu. Nếu một người trong điều kiện bình thường, luôn nói những lời hay ý đẹp, thề non hẹn biển, nhưng đến lúc bạn thực sự cần lại không thấy bóng dáng của người đó đâu. Điều này có nghĩa anh ta không thực sự yêu bạn.

Ngoài ra, tâm lý cũng vậy. Nói rằng bạn có tâm lý tốt trong thời điểm tốt là vô nghĩa. Tâm lý tốt thực sự là khi gặp nghịch cảnh, bạn không thừa nhận thất bại, không gục ngã và không chấp nhận bỏ cuộc.

Một số người không hiểu sự thật này. Họ chỉ biết khoe khoang những lúc thuận lợi và không bao giờ chuẩn bị cho những nghịch cảnh. Kết quả là họ hoàn toàn thất bại sau khi vướng vào nghịch cảnh. Ví dụ như cuộc hôn nhân của anh trai Hạnh là một ví dụ.

01.

Hạnh kể:

“Khi anh trai ly hôn, vì còn quá nhỏ, chưa biết thế sự nên tôi đã ngây thơ nghĩ rằng chị dâu ly hôn với anh trai khi anh thất nghiệp là một hành vi nhẫn tâm khó chấp nhận. Sau này, chính bản thân mình trong tình huống tương tự, gặp đủ thứ người, mắc đủ thứ chuyện, dần dà tôi mới hiểu chị dâu không sai mà chính anh trai tôi mới là người có lỗi.

Đại khái tình huống lúc đó của anh chị dâu tôi là: Anh trai thất nghiệp vốn cũng không phải là chuyện gì quá to tát, đơn giản chính là thất bại thường gặp trong cuộc sống, giống như một bước tạm lùi để tiến những bước xa hơn, không đến mức như bị đẩy xuống “hố đao biển lửa”. Cuộc sống vẫn phải tiếp tục, chỉ cần anh cố gắng vựng lại tinh thần thì không sớm thì muộn cũng thoát khỏi vũng lầy và là đàn ông, không nên vì chuyện này mà để vợ phải lo âu sầu muộn. Nhưng tiếc là anh trai tôi lại không làm được điều này.

Trạng thái lúc ấy của anh trai tôi tựa như là chịu không nổi một chút đả kích, thất nghiệp giống như đẩy anh vào chỗ chết. Chị dâu an ủi, nói về những mặt tươi sáng, để anh nghỉ ngơi thật tốt và không buông bất cứ một lời nào xem thường anh. Thế nhưng anh suốt ngày chỉ biết khóc lóc, không biết chừng mực, không có động lực, không chí cầu tiến, không dám đi ra ngoài, sợ thất bại, sợ tìm việc, sợ bị từ chối.

Chị dâu ly hôn với anh trai vì không thể chịu đựng được tình trạng của anh, cảm thấy anh là người sống không có trách nhiệm và thấy không an toàn khi ở bên anh.

Anh trai mất việc, chị dâu ly dị anh ấy, nhiều năm sau tôi mới biết, chị dâu không sai-1

Sở dĩ tôi hiểu chị dâu là vì bản thân tôi đã từng trải qua những thất bại, sau khi thất bại, tôi mới phát hiện ra rằng để bản thân hoàn toàn sa ngã là một việc rất ngu xuẩn. Bạn trai tôi cũng ở trong tình trạng như anh tôi lúc gặp phải thất bại, lúc này tôi hiểu sâu sắc cảm giác của chị dâu khi đó.

Có người cho rằng, tâm lý phụ nữ càng tốt, khuôn mẫu càng lớn thì càng dễ thoát ra khỏi đáy của cuộc đời. Thực ra, không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng vậy, càng bị đẩy xuống đáy, càng phải quản lý tốt tâm lý, biết nhìn xa trông rộng và nhìn nhận rằng những thất bại chỉ là nhất thời mà thôi. nếu chúng ta không từ bỏ chính mình, chúng ta hoàn có thể thoát khỏi khó khăn”.

02.

Vấn đề với anh của Hạnh là vấn đề tâm lý, thuộc về "bất lực tập nhiễm".

“Bất lực tập nhiễm” là kết luận được nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman rút ra khi ông nghiên cứu trên động vật, tóm lại là: rõ ràng bạn có thể chủ động thoát khỏi nguy hiểm, nhưng bạn lại bỏ cuộc vì trải nghiệm tuyệt vọng trước đó, im lặng chờ cơn đau ập đến.

Nhiều người có kinh nghiệm với việc này, sau khi trải qua một số thất bại và vấp ngã, họ muốn không bao giờ trải qua một lần nữa, và nếu phải trải qua một lần nữa, họ chắc chắn sẽ không thể vượt qua. Đây là kiểu sợ thất bại trong cuộc sống, trong thuận lợi không thể nhìn thấy bất kỳ mối nguy hiểm nào, đến lúc gặp khó khăn thì phát ốm, cảm thấy mình coi như “đã xong”, có cố gắng thế nào cũng vô ích, chỉ có thể chờ đợi để chết.

Một khi chúng ta từ bỏ hy vọng, chán nản, không có quyết tâm, mất niềm tin và buông xuôi hành động, chúng ta sẽ luôn nhìn mọi thứ một cách tiêu cực và bi quan, chẳng khác gì một chiếc xe hết xăng hay hỏng máy, không còn động lực để tiến về phía trước. Những người theo thuyết “Định mệnh” cho rằng đây là số phận an bài hoặc đó là một thảm họa trong cuộc đời, họ chỉ có thể chờ đợi một ngã rẽ tốt hơn. 

03

Người có tâm lý tốt không mắc chứng “bất lực tập nhiễm”, những người mắc phải vấn đề này là người có tâm lý không tốt, họ sẽ coi những kinh nghiệm mắc sai lầm, tiêu cực tích lũy lâu ngày là giá trị, và cho rằng một khi gặp khó khăn, nghĩa là họ đã thất bại hoàn toàn. Họ không dám thoát khỏi tư duy này, vì vậy cứ quay mòng mòng tại chỗ.

Không khó để nhận thấy điều đó còn liên quan đến việc chúng ta có tích lũy được tâm lý tốt trong thời điểm bình thường hay không. Nếu bạn biết trau dồi một thái độ sống tốt, biết cách đối mặt với những việc khác nhau trong cuộc sống với một thái độ tốt, biết suy nghĩ xem mình nên có thái độ như thế nào trong hoàn cảnh khó khăn, bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm tích cực, bạn sẽ nhận ra đó chỉ là tạm thời chạm đáy. Bạn cũng rất tường minh rằng miễn là mình không bỏ cuộc, miễn là mình coi những thất bại hiện tại như một điểm khởi đầu mới, sẽ không khó để thoát ra khỏi vùng trũng.

Khách quan mà nói, cuộc đời không hoàn toàn là những lúc thuận lợi. Cuộc đời mỗi người đều có ít nhiều nghịch cảnh. Chỉ cần nhìn nhận sự việc này từ phương hướng chung thì dù gặp thuận lợi hay nghịch cảnh, bạn sẽ không gặp khủng hoảng, coi đó như một sự tất yếu của cuộc sống, mọi chuyện sẽ trở nên rất đơn giản. 

 

Theo V.A - Vietnamnet


Ly hôn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.