Bố mẹ vợ cùng em vợ đến nhà ở, con rể không giận mỗi tháng còn đưa 10 triệu, 1 tháng sau nhà vợ chủ động chuyển đi

Bố mẹ vợ và con rể sống chung thì thế nào? Với câu hỏi này, tin rằng không ai có thể trả lời một câu trả lời chuẩn nhất, bởi mỗi người có cách ứng xử khác nhau.

Mặc dù mỗi con rể sẽ có một cách đối phó riêng nhưng suy cho cùng, cách xử lý thế nào sẽ phụ thuộc vào cách làm người của 3 người. Nếu bố mẹ vợ tham lam, cố sống cố chết bám vào con gái đã đi lấy chồng thì con rể dù hiếu thuận cũng sẽ cảm thấy khó có thể đáp ứng.

Ngược lại, nếu bố mẹ vợ lúc nào cũng tâm niệm vì con cái thì ngay cả điều kiện của con rể có kém, cũng sẽ yêu quý, con rể cũng vì vậy mà đối xử tốt trở lại. Đây chính là sự thật lòng giữa người và người.

1.

Sau 1 năm Phong và vợ kết hôn, bố mẹ vợ vốn sống ở quê, không mời mà đến. Ban đầu Phong cho rằng bố mẹ vợ chỉ ở tạm một thời gian, sớm muộn gì cũng phải về quê.

Nhưng sau một thời gian, ông bà chẳng những không chuyển đi, ngược lại còn đưa em vợ vừa tốt nghiệp đại học đến nhà vợ chồng Phong ở. Nhìn hành lý 3 người mang tới, Phong chỉ biết kêu trời bởi anh biết bố mẹ vợ và em vợ lần này đến, nhất định ở lâu không đi.

Phong kêu ca với vợ nhiều lần, muốn thương lượng để bố mẹ vợ ở một thời gian rồi về quê. Dù sao thì vợ chồng anh vẫn đang trong giai đoạn tân hôn, trong nhà lại chen chúc nhau như vậy, nói thật sự là nảy sinh vô số chuyện bất tiện.

2.

Bố mẹ vợ cùng em vợ đến nhà ở, con rể không giận mỗi tháng còn đưa 10 triệu, 1 tháng sau nhà vợ chủ động chuyển đi-1

Nhưng vợ Phong lại không thuận theo anh. Cô nhất định muốn để bố mẹ và em trai ở lại, nói rằng cô đang mang thai, người thân ở cùng có thể chăm sóc tốt cho cô. Hơn nữa em trai đến nhà ở, cũng khiến bố mẹ cô yên tâm hơn. Dù sao cuộc sống và công việc của cậu ấy vẫn chưa ổn định, cũng không quen biết ai ở thành phố, nên lúc nào cũng ở trước mắt thì mọi người mới có thể an tâm.

Vợ giải thích như vậy, Phong đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, không dám nhắc lại. Nhưng anh càng nghĩ càng thấy uất ức, không phải Phong không muốn nuôi dưỡng bố mẹ vợ, mà là bố mẹ vợ rõ ràng đều có lương hưu, nhưng vẫn trông cậy vào con gái đã kết hôn để dưỡng lão.

Huống chi em vợ học đại học 4 năm, đều là vợ bỏ tiền ra hỗ trợ. Bây giờ cậu ấy đã tốt nghiệp, tìm được việc làm, vẫn còn dựa vào chị, điển hình của một loại “ăn bám”, khiến Phong không mấy ấn tượng tốt đẹp về em vợ. 

3.

Phong không có cách để mời bố mẹ vợ và em chồng đi, cũng không muốn nào đuổi bố mẹ vợ và em vợ đi, vì vậy nghĩ ra một cách. Thực ra ngôi nhà hiện tại vợ chồng anh đang ở được mua bởi bố mẹ của Phong, do đó ông bà hoàn toàn có quyền sống ở 

Vì vậy, Phong trở về nhà, nói chuyện với bố mẹ của mình như vậy, bố mẹ anh ngay lập tức mang theo hành lý đến nhà. Không những thế, Phong còn cố ý nâng chi phí sinh hoạt của cả gia đình từ 6 triệu lên 10 triệu.

Phong đưa số tiền này cho bố mẹ vợ, thoải mái nói với ông bà như sau: “Mẹ, mỗi tháng con đưa mẹ 10 triệu, mẹ mua thêm thức ăn, nấu thêm đồ ăn ngon cho cả nhà. Bố mẹ con lần này đến sẽ ở lại dưỡng lão luôn, không đi. Lúc nào nhà con sinh con thì bố mẹ con có thể giúp nhà con trông cháu một tay”.

4.

Khuôn mặt của mẹ vợ Phong có chút không vui, nhưng bà không biểu đạt rõ ràng ra bên ngoài. Dù sao bản thân bà cũng là phận đang “ăn nhờ ở đậu”, không có quyền từ chối nhà thông gia đến ở. Chỉ là sau khi bố mẹ Phong đến nhà, sắc mặt mẹ vợ lại càng ngày càng âm trầm.

Bố mẹ vợ cùng em vợ đến nhà ở, con rể không giận mỗi tháng còn đưa 10 triệu, 1 tháng sau nhà vợ chủ động chuyển đi-2

Cuối cùng, mẹ vợ thực sự không thể chịu đựng được mà “bùng nổ”. Chỉ vào mặt con rể nói: “10 triệu này tôi trả lại cho anh. Làm osin miễn phí nhà anh, tôi không làm nữa. Bố mẹ anh có ý chống lại tôi phải không? Mỗi ngày ăn cơm xong, ông bà ấy không rửa bát mà liền tay trong tay đi dạo. Con gái tôi thân thể không tốt, không ngửi được mùi khói dầu, cần phải nằm trên giường dưỡng thai, mẹ anh lại lấy cớ muốn con gái vẫn phải do mẹ ruột chăm sóc mới yên tâm nên cự tuyệt chăm nó, để tôi một mình bận rộn, trong khi bản thân bà ấy thảnh thơi an nhàn".

5.

Mẹ vợ Phong nói tiếp: “Con gái đã xuất giá thì vẫn nên để nhà chồng chăm sóc thì tốt hơn. Chúng tôi không thèm “ôm rơm” làm gì cho “rặm bụng”. Tôi sẽ chuyển đi!”. Nói xong, mẹ vợ trả lại 10 triệu đồng cho Phong, sau đó thu dọn hành lý rồi rời đi.

Nhìn bóng lưng mẹ vợ đi xa, Phong thở phào nhẹ nhõm. Vợ Phong thì không hài lòng, cho rằng anh cố ý chèn ép cha mẹ cô.

Phong không giải thích nhiều, anh đúng là có tư tâm của mình. Bố mẹ anh mới là người mua ngôi nhà này, ông bà chưa từng đến ở một ngày, dựa vào điều gì bố mẹ vợ lại mang theo em vợ đến ở dầm dề không? Còn ngang nhiên đem nhà con rể thành nhà mình?

Tuy sau khi bố mẹ vợ đến, cũng giúp một ít việc, nhưng anh thà ở riêng còn hơn sống cùng bố mẹ vợ. Kể cả vợ anh dù lấy việc ly hôn ra trói buộc, anh cũng không muốn thỏa hiệp cúi đầu.

Theo V.A - Vietnamnet


bố mẹ vợ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.