- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dâu tập hai
Điều làm bà hài lòng nhất là cô ta không hề “ghen tỵ” với bà.
Điều làm bà hài lòng nhất là cô ta không hề “ghen tỵ” với bà.
Sau khi chờ đợi mòn mỏi, hy vọng gần tan biến, thì bà Lê Hoàng Lan (phường 15, Bình Thạnh) nghe con trai báo tin: “Tui lấy vợ đó nghen”. Bà mừng húm như trúng số. Nhưng niềm vui tắt ngúm khi con trai bà đưa về một cô gái đã có chồng từ lúc 17 tuổi, bây giờ đóng vai vợ “tập hai” với con bà.
Cậu con trai lầm lì không nói nhiều, nên mọi sự bà càng khó hiểu. Con trai bà không thuộc loại chơi bời, cũng chẳng quen linh tinh. Hồi nó 22 tuổi, nó có để ý một cô bé hàng xóm, nhưng không dám nói, rồi cô đi lấy Việt Kiều, nó hơi buồn buồn…Hành trình trái tim của con bà đơn giản vậy đó, còn cô gái này thì khiếp: “Yêu từ lúc 15 tuổi, 17 tuổi có thai, sống thử không đăng ký kết hôn, chồng hờ bỏ đi, nuôi con một mình, quen biết nhiều anh…”. Nói chuyện với bà, cô gái tỏ ra rất hiểu biết, từng trải, có ý chứng tỏ mình chẳng ham lấy chồng làm gì, chẳng qua là gặp được… tình yêu đích thực.
Sao con trai bà lại là tình đích thực của cô gái đó, mà không phải là một cậu nào khác? Chắc cô ta quá chán, quá sợ loại đàn ông mồm mép, coi tán gái như trò giải trí…nên rung động trước những anh có trái tim… lành lặn. Thế thì con bà thiệt thòi rồi. Bà mang tâm tư nhỏ nhẹ nói cùng con. Cậu con bảo mẹ đừng lo, yêu là yêu chứ có phải kinh doanh mua bán gì mà sợ lỗ lã, thiệt thòi. Thôi thì bà đành dựa vào số phận, con trai cũng chẳng mất gì lớn, nhưng bà cũng chẳng có gì để khoe với hàng xóm, bà con về nàng dâu tương lai.
Thế nhưng, cô con gái kia ngày càng làm bà yên tâm. Điều làm bà hài lòng nhất là cô ta không hề “ghen tỵ” với bà. Bà cứ mặc sức chăm sóc cho con trai, mua quần áo, thức ăn cho con như hồi con trai bà còn độc thân mà không đả động gì đến con dâu. Hóa ra, làm mẹ trước khi lấy chồng khiến cho cô gái hiểu rõ tình mẫu tử như thế nào, nên không thể cắt đứt theo kiểu: “Sao mẹ cứ theo chiều chuộng chồng con” như các cô con dâu tập một, chưa hề có kinh nghiệm. Cô này cũng lạ, gặp chuyện gì bất trắc đều rất bình tỉnh. Như con trai bà bỗng nhiên bị công ty sa thải. Bà mẹ biết tính con, ăn nói cộc lốc, thẳng thắn, chắc là cự chuyện gì với sếp lớn. Nhưng cô vợ không than phiền chồng, chỉ bảo: “Chẳng sao cả, trong cái rủi có cái may”.
Ít lâu sau, công ty chồng cô phá sản, không trả đồng lương nào cho nhân viên, ông chồng mới thấy mình may, vì còn nhận được tiền lương trước khi nghỉ việc. Dần dần bà nhận ra con dâu dù chưa nhiều tuổi, nhưng đã trải qua nhiều “biến cố to lớn” trong cuộc đời, nên bây giờ thấy chuyện gì “lộn xộn, bất thường” cũng là chuyện nhỏ hết.
Ngày đám cưới con trai, bà Trần Thanh Dung, mời khách hạn chế, không phải vì bà tiết kiệm mà vì con trai bà là “hàng mới chưa đập hộp” trong khi con dâu chẳng những là hàng… “second-hand”, lớn hơn con bà 3 tuổi mà còn khuyến mãi cho nhà chồng hai đứa con riêng. Phân tích ngăn cấm đủ điều không được, bà phải ậm ừ bỏ qua để con trai không ra ngoài mướn nhà trọ. Có người an ủi: “Thôi kệ, con nhỏ đó coi vậy mà dễ bảo, chứ những cô ưu tú coi chừng lại khó thích nghi với nhà chồng”.
Bà cũng hy vọng vậy, và từ từ bà nhận ra con trai bà biết nhìn người. Cô con dâu rất biết điều, biết thân biết phận. Bà mẹ chồng ở nhà nấu cơm, cô lãnh phần rửa chén, dọn dẹp. Ông chồng và hai đứa con của cô phụ trách trồng rau sạch trên sân thượng. Không bao giờ, cô dòm ngó chuyện gia đình chồng, không nhiều chuyện linh tinh. Cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ dạy cho cô nhiều bài học về cách tổ chức gia đình.
Chẳng những vậy, càng ngày cô con dâu càng chứng tỏ là “người phụ nữ thời đại”. Cô ủng hộ bà mẹ chồng nhiều sở thích mà lâu nay bà cảm thấy ngại ngùng, như làm đẹp, mát xa, du lịch. “Má còn trẻ, mặc cái váy ngắn cho đẹp, má uốn cái tóc lên, nhuộm màu đi…”.
Ngoài mặt thì ít nói chuyện, chứ trong lòng bà thích cô con dâu… thoáng. Chưa hết đâu, chồng bà mất gần 4 năm, cô con dâu rất đồng cảm chuyện bạn bè của mẹ chồng: “Thấy ông nào được là má tiến tới luôn, không thì “nói chuyện cho vui”, khỏi cần kết hôn cho vướng bận”. Sao con dâu bà hiểu được lòng mẹ chồng nhiều đến thế. Có gì đâu, thì hồi sống với chồng trước, cô cứ hy sinh cho gia đình, hầu hạ bố mẹ chồng, cất hết sở thích của bản thân, cuối cùng chồng có bồ, bảo vợ nhạt, không có cá tính. Rồi khi sống một một mình nuôi con, cô ấy nhận ra phụ nữ cũng có quyền vui chơi miễn là lành mạnh, cũng có quyền sống như mình muốn…
Không phải cô nào qua đổ vỡ tan nát cũng rút kinh nghiệm một cách thành công, nhưng những bà mẹ hiểu con trai mình thì sẽ hiểu được vì sao con mình lại bỏ qua những “trăng tròn” để chọn một “vầng trăng khuyết”.
Sau khi chờ đợi mòn mỏi, hy vọng gần tan biến, thì bà Lê Hoàng Lan (phường 15, Bình Thạnh) nghe con trai báo tin: “Tui lấy vợ đó nghen”. Bà mừng húm như trúng số. Nhưng niềm vui tắt ngúm khi con trai bà đưa về một cô gái đã có chồng từ lúc 17 tuổi, bây giờ đóng vai vợ “tập hai” với con bà.
Cậu con trai lầm lì không nói nhiều, nên mọi sự bà càng khó hiểu. Con trai bà không thuộc loại chơi bời, cũng chẳng quen linh tinh. Hồi nó 22 tuổi, nó có để ý một cô bé hàng xóm, nhưng không dám nói, rồi cô đi lấy Việt Kiều, nó hơi buồn buồn…Hành trình trái tim của con bà đơn giản vậy đó, còn cô gái này thì khiếp: “Yêu từ lúc 15 tuổi, 17 tuổi có thai, sống thử không đăng ký kết hôn, chồng hờ bỏ đi, nuôi con một mình, quen biết nhiều anh…”. Nói chuyện với bà, cô gái tỏ ra rất hiểu biết, từng trải, có ý chứng tỏ mình chẳng ham lấy chồng làm gì, chẳng qua là gặp được… tình yêu đích thực.
Sao con trai bà lại là tình đích thực của cô gái đó, mà không phải là một cậu nào khác? Chắc cô ta quá chán, quá sợ loại đàn ông mồm mép, coi tán gái như trò giải trí…nên rung động trước những anh có trái tim… lành lặn. Thế thì con bà thiệt thòi rồi. Bà mang tâm tư nhỏ nhẹ nói cùng con. Cậu con bảo mẹ đừng lo, yêu là yêu chứ có phải kinh doanh mua bán gì mà sợ lỗ lã, thiệt thòi. Thôi thì bà đành dựa vào số phận, con trai cũng chẳng mất gì lớn, nhưng bà cũng chẳng có gì để khoe với hàng xóm, bà con về nàng dâu tương lai.
Cô con gái kia ngày càng làm bà yên tâm (ảnh minh họa)
Thế nhưng, cô con gái kia ngày càng làm bà yên tâm. Điều làm bà hài lòng nhất là cô ta không hề “ghen tỵ” với bà. Bà cứ mặc sức chăm sóc cho con trai, mua quần áo, thức ăn cho con như hồi con trai bà còn độc thân mà không đả động gì đến con dâu. Hóa ra, làm mẹ trước khi lấy chồng khiến cho cô gái hiểu rõ tình mẫu tử như thế nào, nên không thể cắt đứt theo kiểu: “Sao mẹ cứ theo chiều chuộng chồng con” như các cô con dâu tập một, chưa hề có kinh nghiệm. Cô này cũng lạ, gặp chuyện gì bất trắc đều rất bình tỉnh. Như con trai bà bỗng nhiên bị công ty sa thải. Bà mẹ biết tính con, ăn nói cộc lốc, thẳng thắn, chắc là cự chuyện gì với sếp lớn. Nhưng cô vợ không than phiền chồng, chỉ bảo: “Chẳng sao cả, trong cái rủi có cái may”.
Ít lâu sau, công ty chồng cô phá sản, không trả đồng lương nào cho nhân viên, ông chồng mới thấy mình may, vì còn nhận được tiền lương trước khi nghỉ việc. Dần dần bà nhận ra con dâu dù chưa nhiều tuổi, nhưng đã trải qua nhiều “biến cố to lớn” trong cuộc đời, nên bây giờ thấy chuyện gì “lộn xộn, bất thường” cũng là chuyện nhỏ hết.
Ngày đám cưới con trai, bà Trần Thanh Dung, mời khách hạn chế, không phải vì bà tiết kiệm mà vì con trai bà là “hàng mới chưa đập hộp” trong khi con dâu chẳng những là hàng… “second-hand”, lớn hơn con bà 3 tuổi mà còn khuyến mãi cho nhà chồng hai đứa con riêng. Phân tích ngăn cấm đủ điều không được, bà phải ậm ừ bỏ qua để con trai không ra ngoài mướn nhà trọ. Có người an ủi: “Thôi kệ, con nhỏ đó coi vậy mà dễ bảo, chứ những cô ưu tú coi chừng lại khó thích nghi với nhà chồng”.
Bà cũng hy vọng vậy, và từ từ bà nhận ra con trai bà biết nhìn người. Cô con dâu rất biết điều, biết thân biết phận. Bà mẹ chồng ở nhà nấu cơm, cô lãnh phần rửa chén, dọn dẹp. Ông chồng và hai đứa con của cô phụ trách trồng rau sạch trên sân thượng. Không bao giờ, cô dòm ngó chuyện gia đình chồng, không nhiều chuyện linh tinh. Cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ dạy cho cô nhiều bài học về cách tổ chức gia đình.
Chẳng những vậy, càng ngày cô con dâu càng chứng tỏ là “người phụ nữ thời đại”. Cô ủng hộ bà mẹ chồng nhiều sở thích mà lâu nay bà cảm thấy ngại ngùng, như làm đẹp, mát xa, du lịch. “Má còn trẻ, mặc cái váy ngắn cho đẹp, má uốn cái tóc lên, nhuộm màu đi…”.
Ngoài mặt thì ít nói chuyện, chứ trong lòng bà thích cô con dâu… thoáng. Chưa hết đâu, chồng bà mất gần 4 năm, cô con dâu rất đồng cảm chuyện bạn bè của mẹ chồng: “Thấy ông nào được là má tiến tới luôn, không thì “nói chuyện cho vui”, khỏi cần kết hôn cho vướng bận”. Sao con dâu bà hiểu được lòng mẹ chồng nhiều đến thế. Có gì đâu, thì hồi sống với chồng trước, cô cứ hy sinh cho gia đình, hầu hạ bố mẹ chồng, cất hết sở thích của bản thân, cuối cùng chồng có bồ, bảo vợ nhạt, không có cá tính. Rồi khi sống một một mình nuôi con, cô ấy nhận ra phụ nữ cũng có quyền vui chơi miễn là lành mạnh, cũng có quyền sống như mình muốn…
Không phải cô nào qua đổ vỡ tan nát cũng rút kinh nghiệm một cách thành công, nhưng những bà mẹ hiểu con trai mình thì sẽ hiểu được vì sao con mình lại bỏ qua những “trăng tròn” để chọn một “vầng trăng khuyết”.
Theo Tuổi trẻ cười
-
Yêu11 giờ trướcHai tháng trước, chị Trầm dẫn theo con trai rời khỏi nhà sau trận đòn roi của người chồng vũ phu. Thông qua mạng xã hội, chị biết đến số tổng đài 1900.969.680 nên gọi cầu cứu.
-
Yêu17 giờ trướcDù đã có chồng nhưng cô đã bị thu hút bởi vẻ điển trai của Đường, bởi vậy cô đã cặp với anh Hà và lừa tiền anh này để chu cấp cho Đường.
-
Yêu17 giờ trướcKhi bạn ở trong mối quan hệ đang rạn nứt, điều đó có thể gây khó chịu, mài mòn, thậm chí trở nên độc hại nếu bạn với người ấy không giải quyết và kiểm soát được cảm xúc. Để tránh tình trạng này kéo dài, bạn cần nỗ lực cải thiện mối quan hệ để tình cảm của hai người ngọt ngào như lúc mới quen.
-
Yêu19 giờ trướcCưới con trai cô giáo chủ nhiệm, 9X ở Thanh Hóa được mẹ chồng yêu thương đến mức khiến ai cũng lầm tưởng chị là con gái ruột của bà.
-
Yêu1 ngày trướcSống căn hộ một phòng có con nhỏ không chỉ bất tiện vì lý do chật chội, còn là thách đố với sinh hoạt thầm kín vợ chồng.
-
Yêu1 ngày trướcVới quá nhiều điều trùng hợp, cặp đôi coi nhau là định mệnh của cuộc đời mình.
-
Yêu1 ngày trướcĐôi khi, biết nói không (ko), hôn nhân của ta sẽ ổn (ok) hơn rất nhiều. Đâu phải vợ chồng lúc nào cũng 'yes', đôi khi cũng cần biết 'say no'!
-
Yêu2 ngày trướcCách mà anh ta duy trì mối quan hệ lén lút khiến cả vợ và các cô bồ đều không thể ngờ tới.
-
Yêu2 ngày trướcNgày sinh nở, nghe mẹ chồng nói hai câu, cô gái khẳng định 'mình đã chọn đúng nhà chồng'.
-
Yêu2 ngày trước16 năm sống với mẹ kế, chị Bé Lem (SN 1994, quê Gia Lai) đã có cái nhìn khác biệt về mối quan hệ 'dì ghẻ - con chồng' vốn được cho là khó lòng hòa thuận này.
-
Yêu3 ngày trướcSau lần tò mò tai hại đó, sự hồn nhiên trong tình yêu đã mất, đúng hơn là sự bình yên trong tâm hồn của Vân đã sụt sâu. Cô biết mình không thể trách người yêu vì chàng đâu có lỗi gì.
-
Yêu4 ngày trướcGiây phút đầu tiên nhìn thấy cô dâu, chú rể Thái Bình không cầm được nước mắt.
-
Yêu4 ngày trướcNgười tiểu đường nếu không kiểm soát được lượng đường huyết trong máu thì dễ tạo ra cảm giác chán nản, mệt mỏi, mất cảm giác… từ đó khiến cho đời sống vợ chồng dễ ảnh hưởng, sự gần gũi mất dần. Để giữ phong độ trong ‘chuyện ấy’, người bị tiểu đường nên biết điều này.
-
Yêu5 ngày trướcNhiều người luôn khăng khăng đòi sự thật và cho rằng sự trung thực, thật thà là giá trị làm nên sự bền vững của hôn nhân. Nhưng trải nghiệm cuộc đời nhiều hơn mới thấy, đôi khi nói dối cũng là một biểu hiện của yêu thương một người.