Nhà em chồng cả tuần ăn trực bữa tối, cuối tuần mẹ chồng còn muốn thiết đãi đặc sản, tôi nói: “Con xin cô ấy 3 triệu tiền ăn/tháng”

Gia đình em chồng thì quả thực bây giờ coi nhà vợ chồng Thảo chẳng khác nào bếp ăn từ thiện của họ.

Thảo và chồng quen nhau khi làm chung 1 công ty. Sau 1 năm quen biết, anh thổ lộ với cô, hai người thành đôi. Ở thành phố lập nghiệp, ngoài Thảo và chồng Thảo còn có em gái chồng, đã có gia đình. 

Trước khi kết hôn, Thảo đã gặp em gái chồng 2 lần. Cả 2 lần đều là mời cô ấy ra quán ăn, chưa từng đến nhà em chồng. Lúc đó Thảo cũng không suy nghĩ nhiều, cảm thấy biết càng ít thì sẽ càng đỡ bị ràng buộc. 

Năm ngoái vợ chồng Thảo kết hôn. Nghe nói nhà bọn họ mua cách nhà em chồng không xa lắm, khoảng cách chỉ bằng một trạm xe buýt, đi bộ cũng chỉ hơn 10 phút.

Bố chồng mất từ trước khi vợ chồng Thảo biết nhau. Nghe chồng Thảo kể thì để chữa trị bệnh cho ông, gia đình anh đã tiêu rất nhiều tiền. Cho nên ngôi nhà mà vợ chồng Thảo mua chỉ là một căn hộ cũ, diện tích nhỏ, còn tiền thì chủ yếu là do vợ chồng Thảo tự tích cóp, mẹ chồng chỉ cho 100 triệu.

Từ năm ngoái, chồng Thảo vẫn quanh co nói muốn đưa mẹ anh đến sống chung. Anh sợ bà sống 1 mình ở quê không có người chăm sóc, lúc trái gió trở trời không biết nương tựa vào ai. Cô em chồng thi thoảng mới liên lạc cũng nói với Thảo như vậy. Không còn cách nào khác, Thảo đành đồng ý đón mẹ chồng đến ở cùng vợ chồng cô.

mẹ chồng con dâu thói quen sinh hoạt khác nhau nhưng Thảo đều cố gắng vượt qua. Chỉ có duy nhất một điều Thảo không chịu nổi là từ sau khi mẹ chồng sống cùng, gia đình em chồng cũng thường đến chơi. Lúc đầu chỉ là 2, 3 lần/tháng, từ mùa hè năm nay hầu như mỗi tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu họ đều đến nhà vợ chồng Thảo ăn tối. 

Bình thường Thảo sẽ đưa tiền sinh hoạt cho mẹ chồng, để bà lo chuyện cơm nước, vấn đề là gần đây tiền chi phí sinh hoạt đã tăng lên gấp đôi. Điều này dẫn đến áp lực đè lên vai Thảo rất lớn. Vợ chồng cô trước đó do vay tiền ngân hàng nên mỗi tháng vẫn phải trả nợ ngân hàng 1 khoản. Hơn nữa kế hoạch của Thảo là song song với việc duy trì cuộc sống gia đình hàng ngày, cô cũng muốn tiết kiệm tiền để đổi chỗ ở lớn hơn. Vậy mà mấy tháng rồi, Thảo gần như không tiết kiệm được đồng nào, mà chất lượng cuộc sống cũng giảm. 

Nhà em chồng cả tuần ăn trực bữa tối, cuối tuần mẹ chồng còn muốn thiết đãi đặc sản, tôi nói: Con xin cô ấy 3 triệu tiền ăn/tháng”-1

Thảo nhiều lần gián tiếp thể hiện việc không muốn nhà em chồng đến ăn trực nữa nhưng mẹ chồng luôn giả vờ không hiểu. Gia đình em chồng thì quả thực bây giờ coi nhà vợ chồng Thảo chẳng khác nào bếp ăn từ thiện của họ. Cả tuần đều đến nhà anh chị ăn nên xem ra 1 tháng chẳng phải chi tiêu bao nhiêu tiền.

Hôm qua, mẹ chồng lại đòi Thảo tiền sinh hoạt phí. Bà đòi tận 8 triệu, trong khi một tháng Thảo mới kiếm được 10 triệu, mà một phần không nhỏ số tiền này đều đổ vào tiền ăn của nhà em gái. Thế nên Thảo không nhịn nữa, nói: “Mẹ, tháng này con chỉ đưa mẹ 5 triệu tiền ăn thôi. Con nhắc để mẹ nhớ là trước đây nhà mình 5 triệu một tháng là đủ. Sau này mẹ đừng gọi gia đình cô Trinh (tên em chồng Loan) đến nhà ăn cơm nữa. Nếu không, con sẽ thu 3 triệu của cô chú ấy đấy. Con không có tiền nuôi người khác đâu!”

 

Theo V.A - Vietnamnet


chi dâu em chồng

mẹ chồng nàng dâu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.