Tôi kết hôn, con trai của mẹ kế mừng 9 triệu, nghe họ nói chuyện thì trả lại tiền trong nước mắt

Rồi 1 ngày, 1 người phụ nữ tới nhà Thanh, bố anh nói: “Mẹ con về rồi đây. Gọi mẹ đi con”. Thanh bán tín bán nghi nhưng vẫn gọi mẹ. Và đó chính là cách người phụ nữ kia trở thành mẹ kế của Thanh.

Cha mẹ Thanh ly dị khi anh còn nhỏ, Thanh sống với bố. Bố anh là một người khô khan. Ông không biết cách chăm sóc con cái, cứ nghĩ chỉ cần cho bọn chúng ăn no để khỏi chết đói là đủ. Ông cũng không quản lý lũ trẻ, miễn là chúng không bỏ học hay nghịch ngợm, rây rắc rối thì đều ổn.

Khi Thanh dần lớn và nhận ra mình không có mẹ. Anh sẽ hỏi mẹ ở đâu và bố anh đáp: “Mẹ sẽ sớm về thôi. Mẹ đang làm việc ở một nơi rất xa, lúc nào về sẽ mang cho con nhiều thức ăn ngon”.

Thanh thực sự tin tưởng bố mình. Rồi 1 ngày, 1 người phụ nữ tới nhà Thanh, bố anh nói: “Mẹ con về rồi đây. Gọi mẹ đi con”. Thanh bán tín bán nghi nhưng vẫn gọi mẹ. Và đó chính là cách người phụ nữ kia trở thành mẹ kế của Thanh. Bà ấy đến cùng với một cậu con trai ít hơn Thanh 3 tuổi. 

Thanh thực sự thấy không vui. Bời từ lúc có thêm 1 cậu em, thức ăn không những bị chia đôi mà thằng bé còn thường xuyên khóc nhè, nước mắt nước mũi tèm lem khiến Thanh rất ghét. Cũng không thể không nói là từ khi mẹ kế đến, điều kiện trong nhà tốt hơn không ít. Bà chăm chỉ, có khả năng và tư duy linh hoạt. Mẹ kế bắt đầu bằng công việc đầu tư nuôi gà. Đầu tư thuận lợi, bà kiếm được rất nhiều tiền.

Vào năm học mới, mẹ kế sẽ mua cho Thanh và cậu em cặp sách mời, còn đặc biệt sắm cho Thanh quần áo và giày dép khiến anh rất hạnh phúc. Bà đặc biệt thương con của chồng. Lúc gia đình còn khó khăn, mùa hè thường mất điện, mẹ kế sợ Thanh ngủ trưa không ngon thì liên tục quạt cho anh. Mỗi lần Thanh trở trời ốm đau, bà là người sốt ruột hơn bất cứ ai.

Mọi việc thay đổi kể từ sau khi Thanh biết mẹ kế không phải là mẹ ruột như bố anh nói. Anh bắt đầu có ý kiến với bà, cảm thấy bà luôn thiên vị con riêng hơn, cũng bắt đầu cố ý gây sự. Mà mỗi lần như vậy, mẹ kế chỉ mỉm cười cho qua.

Con trai mẹ kế học giỏi. Thanh thì sau tốt nghiệp phổ thông, không học lên mà xách hành lý ra ngoài làm việc. Khi Thanh sống bên ngoài, bố anh thường gọi điện cho anh, dặn dò chuyện này chuyện kia, sau đó chuyển điện thoại cho mẹ kế. Mỗi lần mẹ kế nghe điện thoại đều tỏ ra vô cùng hạnh phúc.

Mẹ kế chưa bao giờ yêu cầu Thanh đi làm thì phải đóng góp tiền cho gia đình. Mỗi lần anh về nhà chơi đều mang không ít quà. Mẹ kế hay bảo đừng tiêu tiền bừa bãi, ở nhà mọi người vẫn kiếm được tiền, Thanh nên tích cóp để lấy vợ.

Mỗi lần con của mẹ kế đi học, Thanh đều dúi cho không ít tiền. Mà những lúc như vậy, thằng bé đều nói chỉ cần 1 chút thôi, nói mình cũng có 1 công việc đủ để hỗ trợ việc học và chi tiêu cho cá nhân.

Con trai của mẹ kế vừa tốt nghiệp Đại học thì Thanh kết hôn. Mẹ kế cho Thanh khoản tiền lớn là 300 triệu để xây dựng gia đình. Cậu em không chung huyết thống thì đi phong bì 9 triệu. Khỏi nói là vợ chồng Thanh rất xúc động.

Tôi kết hôn, con trai của mẹ kế mừng 9 triệu, nghe họ nói chuyện thì trả lại tiền trong nước mắt-1(Ảnh minh họa)

Sau đám cưới, Thanh mới vô tình nghe được câu chuyện giữa mẹ kế và con trai.

Mẹ kế: “Con trai, anh trai con kết hôn, con mừng 9 triệu có phải là hơi ít rồi không. Đáng lẽ con nên nói để mẹ đưa thêm”.

Cậu con trai mẹ kế đáp: “Mẹ ơi, lương của con 9 triệu 1 tháng. Cách đây không lâu con bị bệnh, đã chi tiêu rất nhiều tiền nên không mừng được anh nhiều hơn, con cũng thấy rất ngại. Nhớ lại lúc con còn đi học, anh luôn trợ giúp con, hiện tại con chỉ mừng như vậy đúng là hơi ít”.

Sau khi nghe xong, Thanh rơi nước mắt. Không ngờ em trai và mẹ kế đều nghĩ cho mình nhiều như vậy, mà lúc em trai bị bệnh, anh không hề hay biết. Thế nên Thanh rưng rưng chuyển khoản lại tiền mừng cho em, ôm cậu ấy nước mắt rơi như mưa. Đây chính là gia đình thật sự mà Thanh muốn dùng cả sự sống của mình để bảo vệ!

***

Nhiều người sau ly hôn ngại hoặc sợ tái hôn vì không muốn con phải sống cảnh mẹ ghẻ con chồng hay bố dượng với con của vợ. Họ sợ con cái chịu thiệt thòi, sợ mâu thuẫn con chung - con riêng mãi không thể dung hòa. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng vậy. Một cuộc tái hôn, sự lắp ghép của hai gia đình tan vỡ có thể tạo nên hạnh phúc, niềm vui của một gia đình lớn, trọn vẹn.

Do đó, những ai đã từng một lần tan vỡ, nếu cảm giác đối tác tiếp theo là người có thể tin tưởng thì đừng ngại đi bước nữa. Hạnh phúc không khó với tới, đôi khi nó chỉ ở đâu đó và chờ đợi bạn phía trước. 

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ kế con chồng

dì ghẻ con chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.