Trẻ em - Những "lát cắt" của bạo hành gia đình

Khi nói đến bạo lực gia đình, người ta thường nghĩ đến hình ảnh người chồng, người cha nhậu nhẹt say xỉn đánh đập vợ con. Thế nhưng, thực tế không chỉ có vậy. TIN LIÊN QUAN

Khi nói đến bạo lựcgia đình, người ta thường nghĩ đến hình ảnh người chồng, người chanhậu nhẹt say xỉn đánh đập vợ con. Thế nhưng, thực tế không chỉ cóvậy.

Dẫu xã hội đã cónhiều tiến bộ, hiện tượng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biếntrong nhiều gia đình Việt. Hoàng H. học sinh lớp 9 một trường ngoạithành, TP.HCM, vốn là một học sinh khá, thường phát biểu, xung phonglên bảng làm bài ngay sau khi cô giáo giảng.

Thế nhưng khi kiểm tratập, em không soạn bài hoặc soạn rất ẩu. Thầy cô gặng hỏi mới hay,anh trai của H. thường trốn học đi đánh bida; H. nói với ba mẹ nhưnghọ không tin. Ngược lại, ba mẹ giao cho người anh quyền "giáo dụcem”, dù H. chỉ thua anh trai hai tuổi. 

Trẻ em - Những "lát cắt" của bạo hành gia đình

(Nguồn Internet)

Mỗi lần cần tiền, người anhtrai bắt H. đưa, em không có liền bị ông anh lấy "quyền huynh thếphụ” đánh em với những lý do: "Con nói thiệt với má. Nó có học hànhgì, chỉ chép bài trong sách ra”. Nếu H. cãi lại, tức thì bị tát liêntiếp vào mặt với cái tội "trả treo”. Chỉ cần anh trai la lên: ” Má,con H. nó hỗn…”, là mẹ em quát:" Uýnh nó…”.

Vì thế, H. thườngxuyên né anh trai mình. Nhưng em không biết làm sao để học, soạn bàiở nhà khi anh Hai em luôn cho rằng “nó không học hành gì, chỉ chéptừ sách ra”. Mẹ H. luôn nghĩ con trai mình tốt, sau này sẽ gánh vácgia đình, thờ phụng cha mẹ nên giao toàn quyền để con trai hành hạem gái “cho bõ ghét”.

Không thể góp ý về cách dạy con với một ngườimẹ có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về tâm lý, các giáoviên trong trường bàn nhau và giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp đếngặp ba mẹ H, yêu cầu họ cho em tham dự lớp học thêm miễn phí dotrường tổ chức.  Từ đó, H. được vào trường buổi chiều để tự học.

Lên cấp 3, H. may mắngặp được những thầy cô tận tâm và nhà trường như điểm tựa tinh thầngiúp em vượt qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, học điều dưỡng và “lấybệnh xá làm nhà”. Còn anh trai em vướng vào tội trộm cắp, đang lĩnhán trong tù!  Tình cảm giữa H. với ba mẹ như sợi dây mong manh. Emvẫn phụng dưỡng ba mẹ  nhưng chỉ như một bổn phận chứ không yêuthương.

Em Mạnh T. học sinhlớp 6 ở một trường tiểu học tại Q.1. Là con trai nhưng mỗi khi giáoviên gọi đến tên hay nói lớn tiếng là em biến sắc, hốt hoảng.  Hỏira, ban đêm ba mẹ em cãi nhau, đập đồ đạc. Em ước gì ba mẹ đừng giápmặt để không “choảng” nhau. Ngay từ nhỏ đã phải chiụ đựng nhữngtiếng la hét, chửi rủa, mạt sát nhau của các đấng sinh thành, emluôn sống trong tâm trạng sợ hãi.
   
Rất nhiều trẻ tại các Mái ấm hay trẻ lang thang trên phố, không hoàntoàn là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ chia tay…Một số không nhỏ xuất thân từ những gia đình giàu có nhưng cuộc sốngcủa các em bất ổn, không hạnh phúc do sự phân biệt đối xử của chamẹ. Được nuôi dạy tại Mái ấm, các em rất ngoan, học tập tiến bộ. Cóem học được nghề, tự nuôi thân mình.

Thế nhưng khi các tình nguyệnviên thuyết phục về nhà, các em lộ rõ sự sợ hãi và xin được ở lạiMái ấm. Lý do đơn giản chỉ vì: Ba mẹ thương anh (chị) nhiều hơn em.Hở một chút là cho phép anh (chị) đánh em dù là lý do nhỏ nhất; Tạisao anh (chị) có quyền la mắng khi em học hành ngoan ngoãn. Cònchính anh (chị) lại không ai dạy?... Thực tế, những đứa con được chamẹ kỳ vọng nhất lại không ra hồn. 

Em Ngọc My đen đúa,chậm chạp, thường bị mẹ mắng mỏ, chị gái đánh đập. Em phải gánh hếtviệc nhà để chị gái “luyện thi đại học”. Chị luyện thi nhiều lầnkhông đậu, gia đình lại đổ lỗi vì Ngọc My học bài lớn tiếng khiếnchị gái phân tâm. Em lại bị đánh đập, chửi rủa. Bỏ nhà đến Mái ấm,vốn chăm học, nhờ sự giúp đỡ của các cô tình nguyện viên, Ngọc Mycũng tốt nghiệp 12, vào được Đại học Sư Phạm.

Ngoài giờ học, em phụcác cô dạy các em khác trong Mái ấm, đi dạy kèm ở ngoài để có thêmthu nhập. Còn chị gái em có chồng, buôn bán lam lũ. "Kỳ vọng" của bamẹ em giờ chỉ là một người bán trái cây ở chợ. Ba mẹ Ngọc My nhiềulần năn nỉ em trở về, nhưng thỉnh thoảng My gởi tiền về quê  Long Ancho ba mẹ, nhưng trở về thì… dứt khoát không.
   
Đó là những trường hợp “kết thúc có hậu”. Tiến sĩ tâm Lý Võ Văn Nam-khoa Tâm lý Giáo dục Đại Học Sư Phạm TP.HCM cho rằng: “Những đứa trẻđược giáo dục bằng roi vọt sẽ đưa đến hai trường hợp: hoặc trở nênsợ sệt, thiếu tự tin, thiếu sự quyết đoán, sống cô độc, luôn trongtình trạng cam chịu, đầu hàng số phận; hoặc nguy hiểm hơn, đứa trẻsẽ chống đối ngầm, khi bùng phát sẽ dễ trở nên hung dữ, hận đời vàtrở nên tàn nhẫn với người chung quanh, dửng dưng trước những bấthạnh của người khác”.

Theo NguyễnNgọc Hà
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.