- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Môn võ hơn 3000 năm khiến "Ông tổ của Thiếu Lâm" mê mẩn
Trước khi sáng lập ra môn phái Thiếu Lâm tại Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma cũng là đệ tử của môn võ cổ xưa từ hơn 3000 năm này.
Trước khi sáng lập ra môn phái Thiếu Lâm tại Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma cũng là đệ tử của môn võ cổ xưa từ hơn 3000 năm này.
Đó chính là môn phái Kalaripayattu (hay Kalari) – một “đặc sản” của võ thuật Ấn Độ.
Cách tập “ngược đời”
Sở dĩ nói như vậy là bởi trong quá trình tập luyện, sau những kỹ năng cơ bản thì môn Kalaripayattu sẽ đào tạo về chiến đấu bằng binh khí trước, sau đó mới đến chiến đấu tay không.
Ban đầu, các võ sĩ sẽ được học các thế tấn và một số đòn tay, đòn chân căn bản cộng với khả năng kiểm soát cơ thể và kỹ năng nhào lộn…
Sau khi thuần thục các ngón sơ đẳng này, võ sĩ bắt đầu được tập sử dụng các loại vũ khí nhỏ như gậy ngắn, dao găm, chùy, cheruvadi (loại binh khí bằng gỗ dài khoảng 40cm)…
Khi đã tinh thông các loại này, võ sĩ mới chuyển qua tập luyện hệ thống cao cấp hơn, gồm các loại binh khí phổ biến như kiếm, lá chắn, giáo, cung nỏ…
Cuối cùng, khi đã thuần thục tất cả, các võ sĩ Kalaripayattu mới tập luyện các kỹ thuật chiến đấu bằng tay không.
Trên thực tế, đây là cách tập có phần trái ngược so với hầu hết các môn võ thuật khác bởi thông thường, binh khí vốn được coi là “cánh tay nối dài” của người tập võ.
Do đó, các môn phái khác thường tập tay không trước rồi mới đến binh khí, hoặc tập kết hợp song song lẫn nhau.
Rất có thể cách tập “dị” của Kalaripayattu bắt nguồn từ thực tế chiến đấu, khi các võ sĩ phải giao tranh ở trạng thái “một sống một còn” trên lưng ngựa, lưng voi nên kỹ năng sử dụng vũ khí được ưu tiên tập luyện trước để đạt được trình độ “ngấm vào máu”.
Với chiến đấu tay không của Kalaripayattu, có một điểm đặc sắc là các võ sĩ thường sử dụng các chiêu phá khớp và tấn công vào những điểm trọng yếu để dễ bề vô hiệu hóa kẻ thù.
Thậm chí Kalaripayattu còn hệ thống hóa ra 108 điểm (là những điểm yếu dễ tổn thương trên cơ thể), gọi là “marmas”. Một khi ra đòn vào những điểm này, đối thủ dễ dàng gặp phải chấn thương nặng thậm chí mất mạng.
Thường những kỹ thuật này không được phép truyền dạy bữa bãi mà chỉ dành cho những võ sư cao cấp.
Có tài liệu còn cho rằng kỹ thuật chiến đấu tay không của Kalaripayattu chính là cơ sở để hình thành nên môn võ Karate của Nhật Bản tuy nhiên quan điểm này còn gây tranh cãi.
Một điểm khá độc đáo là trong quá trình tập luyện, các võ sĩ Kalaripayattu sẽ được học các ngón cơ bản về y thuật như khả năng chữa bong gân, chấn thương cơ bắp, các vết thương gây mất máu… trước khi đạt tới các kỹ thuật cao hơn.
Đây có thể là các kỹ năng bắt buộc vì trong quá trình tập luyện, những chấn thương do vũ khí gây ra vốn rất thường xuyên và không thể tránh khỏi.
Ngày nay, Kalaripayattu lại bao gồm 3 hệ phái theo các khu vực Bắc – Trung và Nam với những nét rất đặc trưng.
Nhưng có một điểm chung là tất cả các hệ phái sau khi tập luyện đều phải xoa một lớp dầu lên cơ thể, sau đó dùng các phương pháp massage, bấm huyệt để giúp duy trì sự linh hoạt, bền bỉ, dẻo dai.
Môn võ lâu đời nhất thế giới
Kalaripayattu được ra đời từ năm 1362 TCN, trở thành hệ thống chiến đấu lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay.
Theo tài liệu Bách khoa toàn thư thì Bồ Đề Đạt Ma – vị hoàng tử dưới triều đại Pallava đã từng tu luyện Kalaripayattu trước khi sang Trung Quốc truyền bá Phật giáo và trở thành người sáng lập võ Thiếu Lâm.
Trước đó, từ năm 2345 TCN, một số kỹ thuật của môn Yoga cũng như sự chuyển động của ngón tay trong những điệu múa Nata cổ xưa đã được đưa vào nghệ thuật chiến đấu.
Dần dần, những hệ thống này được phát triển và có thể đây chính là căn bản để hình thành nên môn võ Kalaripayattu.
Các tài liệu dưới thời Sangam (từ thế kỷ thứ 3 TCN – 2 TCN) đã ghi chép mô tả về việc sử dụng giáo, kiếm, khiên, cung… của các chiến binh trên chiến trường, với đặc thù chiến đấu trên lưng ngựa hoặc cưỡi voi.
Mãi tới thế kỷ thứ 6 sau CN, Kalaripayattu mới phát triển rực rỡ trong các cuộc chiến tranh liên miên giữa các triều đại Chera và Chola.
Không chỉ có hệ thống kỹ thuật đánh giáp lá cà, chiến đấu tầm xa, Kalaripayattu còn bao gồm cả nhiều phương pháp dùng để chữa bệnh, trong đó mỗi vùng miền lại phát triển một hệ thống khác nhau.
Thời kỳ này, môn võ Kalaripayattu được truyền dạy rất rộng rãi thông qua các trường học gọi là kalari payattu.
Trong nhiều thế kỷ, Kalaripayattu tưởng chừng đã bị lãng quên.
Đặc biệt sau khi thực dân Anh chiếm đóng Ấn Độ thì môn này cũng bị cấm truyền dạy công khai do lo sợ những cuộc nổi loạn.
Mãi tới tận năm 1920, Kalaripayattu lại được phục hưng trên khắp miền Nam Ấn Độ, thậm chí đến năm 1970 thì được rất nhiều nước trên thế giới biết đến.
Hiện nay, Kalaripayattu dù đã được cải tiến nhưng vẫn ít nhiều mang những màu sắc tôn giáo.
Người ta cũng rất coi trọng môn võ này và coi đây là “món quà thiêng liêng của vùng Kerala dành cho phần còn lại của thế giới”.
Theo Trí thức trẻ
-
Các môn khác03/02/2020Huyền thoại làng karate Việt Nam hoàn toàn không ủng hộ cách hành xử gây xôn xao dư luận của Từ Hiểu Đông.
-
SEA Games 30Các môn khác01/12/2019Đại diện ban tổ chức SEA Games 30 gửi lời xin lỗi tới đội tuyển cử tạ Việt Nam khi không thể thực hiện nghi thức kéo cờ Việt Nam sau khi Vương Thị Huyền giành HCV chiều 1/12.
-
SEA Games 30Thể thao28/11/2019Tin không vui cho đoàn thể thao Việt Nam trước thềm SEA Games 30 khi vận động viên cầu lông Nguyễn Tiến Minh đã phải chia tay giải đấu vì chấn thương
-
SEA Games 30Thể thao26/11/2019Sáng 26/11, các vận động viên có mặt tại lễ tiễn Đoàn thể thao Việt Nam ở sân bay Nội Bài lên đường sang Philippines tham dự SEA Games 30
-
SEA Games 30Thể thao25/11/2019Tuyển võ thuật Việt Nam gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu huy chương ở SEA Games 30
-
Thể thao21/11/2019Sau khi em trai bất ngờ bị đấm đến mức nhập viện khi ra mắt ONE Championship
-
Thể thao12/11/2019Lê Quang Liêm có một trận đấu xuất sắc trước cựu Vua cờ thế giới thứ 15
-
Thể thao11/11/2019Ở loạt trận đầu tiên của ATP Finals, Novak Djokovic thắng dễ dàng trước Matteo Berrettini
-
Thể thao08/11/2019Wozniacki diện bikini nhưng các fan đều chỉ chăm chú thán phục múi bụng của cô
-
Thể thao07/11/2019Mike Tyson khiến nhiều người ngã ngửa khi mới tiết lộ lý do vì sao lại thích nuôi hổ trên chương trình "The Joe Rogan Experience"
-
Thể thao06/11/2019Võ sỹ từng mắc căn bệnh béo phì đã vượt qua khó khăn để trở thành tay đấm vô địch thế giới ở hạng cân hiếm
-
Thể thao05/11/2019Sau thành công tại Immortal Triumph hồi tháng 9, ONE Championship đã quyết định trở lại TP.HCM vào tháng 3/2020