2030: 100 triệu người chết vì biến đổi khí hậu

Nếu thế giới thất bại trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, hơn 100 triệu người sẽ chết và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030.

Nếu thế giới thất bại trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, hơn 100 triệu người sẽ chết và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể khiến 100 triệu người chết từ nay cho đến năm 2030.

Theo một báo cáo mới được công bố của tổ chức nhân đạo DARA, nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng lên do sự gia tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới. Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu đối với hành tinh của chúng ta, như băng tan chảy, hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn hán, mực nước biển tăng,… đe dọa tới cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.

Bản báo cáo của DARA tính toán rằng 5 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật gây ra bởi hậu quả của biến đối khí hậu và các nền kinh tế thải ra nhiều khí CO2. Con số người chết thậm chí có thể tăng lên tới 6 triệu người/năm vào năm 2030, nếu tình trạng sử dụng nhiên liệu hóa thạch như hiện nay vẫn tiếp tục.

Hơn 90% những trường hợp tử vong này thuộc các quốc gia đang phát triển. Thậm chí, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí có thể khiến 100 triệu người chết trong thời gian từ nay cho đến cuối tập kỷ tới. Khoảng 184 quốc gia trên thế giới sẽ hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời gian từ 2010 đến 2030.

Không chỉ gây thiệt hại về người, báo cáo của DARA cho rằng ảnh hưởng của biến đổi khí cậu còn làm giảm thu nhập của các nền kinh tế toàn cầu, với mức giảm khoảng 1,6% GDP toàn thế giới mỗi năm – tương đương khoảng 1,2 nghìn tỷ USD. GDP toàn cầu thậm chí còn giảm tới 3,2% vào năm 2030, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Nhiệt độ toàn cầu hiện nay đã tăng khoảng 0,8 độ C so với thời kỳ trước cuộc cách mạng công nghiệp. Khoảng 200 quốc gia đã đồng ý vào năm 2000 về việc hạn chế mức độ tăng trung bình của nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm từ biến đổi khí hậu.

Những các nhà khoa học về khí hậu cảnh báo cơ hội hạn chế nhiệt độ tăng dưới 2 độ C ngày càng nhỏ đi khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng lên do tình trạng sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn đang rất phổ biến.

Những quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ dễ bị tổn thương nhất do họ phải đối mặt với những nguy cơ hạn hán, thiếu nước sạch, mất mùa, nghèo đói và bệnh tật. Những quốc gia này có thể giảm tới 11% GDP vào năm 2030 do biến đổi khí hậu.

Thậm chí, những nền kinh tế đang phát triển nhanh cũng sẽ không thoát khỏi sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mỹ và Trung Quốc có thể giảm 2,1% GDP của họ vào năm 2030, trong khi, Ấn Độ có thể đối mặt với việc mất hơn 5% GDP vào thời gian này.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.