5 sai lầm dễ gây cháy nổ khi dùng bếp gas, điều thứ 3 hầu như nhà nào cũng mắc!

Một số sai lầm mà không ít người dùng mắc phải khi sử dụng bếp gas chính là để bình gas ở những nơi quá kín...

Một số sai lầm mà không ít người dùng mắc phải khi sử dụng bếp gas chính là để bình gas ở những nơi quá kín, không chú ý tới dây dẫn gas…

Xã hội ngày càng phát triển, các sản phẩm nhà bếp mới như bếp điện, bếp từ… lần lượt ra đời nhưng trên hết, bếp gas vẫn là lựa chọn ưu tiên được các bà nội trợ chọn bởi sự tiện ích mà nó mang lại.

Dù hiện đại tới mấy bếp gas vẫn được xử dụng nhiều vì sự tiện lợi.

Tuy vậy việc sử dụng bếp gas vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khi có một sự thực đau lòng là những vụ cháy nổ mất an toàn do sử dụng bếp gas vẫn đang xảy ra hằng ngày gây thiệt hại nghiêm trọng về cả người và tài sản.

Những tai nạn đáng tiếc này đều do những sai lầm cơ bản trong sử dụng bếp mà nhiều gia đình vẫn thường xuyên mắc phải mà không hề hay biết. Bạn nghĩ mình đang dùng bếp gas đúng cách? 5 điều dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn nghĩ lại!

1. Không chú ý kiểm tra dây dẫn gas

Dây dẫn gas bị dập, gãy là nguyên nhân phổ biến nhất dễ dẫn tới cháy nổ khí gas. Nếu người dùng không chú ý thường xuyên kiểm tra phụ kiện này thì sẽ không thể phát hiện được những sự cố như: dây bị xoắn, gập, dây bị chảy do để quá gần nguồn nhiệt, mối nối giữa dây dẫn và bếp gas bị lỏng, chuột cắn,…

Do vậy, để tránh nguy cơ rò rỉ khí gas, bạn cần định kỳ kiểm tra dây dẫn gas, tránh để dây quá gần bếp nấu hay các thiết bị tỏa nhiệt, không để dây bị xoắn, gập. Đồng thời, người dùng nên mua dây dẫn gas chính hãng để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.

Kiểm tra van gas thật kĩ để tránh rò rỉ.

2. Sử dụng bình gas kém chất lượng hoặc bếp quá cũ

Nhiều người dùng vì tiết kiệm chi phí đã chọn mua bình gas kém chất lượng hoặc sử dụng bếp gas quá cũ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu làm tăng nguy cơ mất an toàn khi dùng gas. Bình gas quá cũ, bị mài mòn, được cung cấp từ những cơ sở sang chiết gas trái phép không đảm bảo chất lượng hoặc bếp gas âm quá cũ, bị han gỉ nhiều,… đều là quả bom nổ chậm trong các gia đình.

Vì vậy, bạn nên chọn mua bình gas của các hãng sản xuất có uy tín, kiểm tra bình gas cẩn thận trước khi nhận, đồng thời vệ sinh bếp gas âm thường xuyên để đảm bảo thiết bị luôn làm việc hiệu quả và an toàn.

Bếp quá cũ dễ gây tai nạn cháy nổ.

3. Quên khóa van bình gas

Một thói quen không tốt mà nhiều người sử dụng bếp gas hay mắc phải hiện nay chính là quên khóa van bình gas sau mỗi lần dùng bếp hoặc khóa van gas không đúng quy trình (tắt bếp rồi mới khóa gas nhưng vẫn còn gas trong dây dẫn).

Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí luôn tràn trong dây dẫn, một thời gian dài hoặc qua một đêm dây dẫn bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn khiến gia chủ không trở tay kịp.

Để giảm nguy cơ mất an toàn vì sơ ý với việc khóa van, người dùng nên chú ý đóng van gas cẩn thận sau khi nấu ăn, kiểm tra khóa bếp đúng quy trình (khóa gas trước khi tắt bếp).

Khóa bếp đúng chuẩn sau khi sử dụng xong.

4. Đặt bếp không khoa học

Nếu người dùng lắp đặt bếp gas trong phòng quá kín thì có thể khiến gas bị rò rỉ âm thầm, không thoát ra được và khi tích tụ thành một lượng gas đủ có thể bị bắt lửa, gây hỏa hoạn. Ngoài ra, nếu người dùng đặt bình gas ở gần nguồn nhiệt như lò nướng, lò sưởi, đặt bếp ở nơi ẩm ướt,… đều khiến quá trình ăn mòn diễn ra nhanh hơn, dễ dẫn tới nguy cơ cháy nổ.

Bếp gas đặt quá gần bình dễ gây cháy.

Người sử dụng bếp gas nên đặt bếp ở nơi thoáng khí. Cụ thể, bình gas phải được đặt cách bếp từ 1 đến 1,5 m. Dù nhà hẹp cũng không được đặt bình gas ngay dưới bếp. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn luôn được mở, hoặc tháo hẳn để dễ quan sát, tránh chuột vào làm tổ hoặc gặm ống dẫn.

5. Không vệ sinh bếp thường xuyên

Nhiều người cứ nghĩ vệ sinh bếp chỉ đơn giản là lau dọn bề mặt bếp. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Lau dọn bếp sạch sẽ là việc các bà nội trợ nên làm sau mỗi bữa ăn.

Thông thường nguyên nhân các vụ nổ khí gas xảy ra là do gas bị rò rỉ vì vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn... Vì thế, việc vệ sinh bếp chuẩn chính là lau dọn, kiểm tra bếp định kỳ. Nếu thấy bếp bị rỉ sét, kém chất lượng hay vỏ bình, van, ống dẫn có dấu hiệu bất thường thì phải thay ngay tránh những vấn đề phát sinh đáng tiếc xảy ra.


Theo Khám Phá 


cháy nổ

bếp gas


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.