7 bước cứu “dế” khi bị dính nước

Đôi khi chỉ một phút lơ đễnh hoặc sơ ý, bạn có thể đánh rơi điện thoại của mình xuống bể bơi, bồn cầu, cốc bia hay thậm chí bị giặt cùng với quần áo là chuyện không thể tránh khỏi.

Đôi khi chỉ một phút lơ đễnh hoặc sơ ý, bạn có thể đánh rơi điện thoại của mình xuống bể bơi, bồn cầu, cốc bia hay thậm chí bị giặt cùng với quần áo là chuyện không thể tránh khỏi.

 

Nước được coi là “kẻ thù” của điện thoại di động hoặc bất cứ thiết bị điện tử nào khác. Mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nếu nước dính vào mạch điện của thiết bị và có thể khiến chúng bị hỏng vĩnh viễn. Trong trường hợp đó, bạn cần phải thực hiện các bước dưới đây để cứu điện thoại của mình.

 

1. Trước hết, ngay sau khi điện thoại bị rơi xuống nước, hoặc bị dính nước, bạn cần đưa điện thoại vào chỗ khô ráo càng sớm càng tốt. Càng để lâu điện thoại trong môi trường nước thì cơ hội “cứu sống” chúng càng mong manh hơn, và ngay lập tức tháo pin cũng như thẻ sim để tránh tình trạng danh bạ điện thoại của bạn bị mất.

 

2. Tiếp theo đó, người dùng nên kiểm tra nước có làm hại đến bộ cảm biến hay không? Bằng việc quan sát về sự thay đổi về màu sắc, nều bộ cảm biến bị ẩm thì sẽ có một chấm nhỏ màu trắng hay hình vuông ở góc gần ngăn chứa pin.Nếu bộ cảm biến đó chuyển sang màu đỏ, điều đó có nghĩa là máy của bạn đã bị ngấm nước và mất hiệu lực bảo hành.

 

3. Một điểm đáng chú ý nữa là nếu như smartphone của bạn rơi vào vùng nước mặn, bạn hãy nhẹ nhàng rửa lại bằng nước sạch sau khi bạn đã tháo pin và sim ra và trước khi bắt đầu công đoạn làm khô.

 

4. Lau sạch mọi ngóc ngách của điện thoại bằng một miếng vải hoặc khăn giấy nhưng tránh di chuyển hoặc rung lắc máy quá nhiều bởi nước có thể lan rộng tại các bộ phận bên trong điện thoại.

 

5. Sấy khô xung quanh máy trong một vài phút, sau đó để nó ở một chỗ ấm nếu có thể.

 

6. Cuối cùng người dùng nên đặt điện thoại vào trong một cái lọ hoặc túi gạo khô ít nhất 24 giờ trong khi điện thoại vẫn chưa thể bật được lên. Gạo có đặc tính hút ẩm rất cao nên có thể giúp bạn cứu sống được chiếc điện thoại của mình.

 

7. Sau 24 tiếng, bật máy lên và hy vọng chiếc smartphone của bạn vẫn còn dùng được và cố gắng cẩn thận hơn cho những lần sau.

Theo Vnmedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.