- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bí ẩn chưa từng công bố về đội "Chiến binh số" của Mỹ
Có một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm nhưng diễn ra hoàn toàn lặng thầm, không có chiến tuyến, rất ít luật lệ và cũng không có dấu hiệu là sắp kết thúc.
Có một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm nhưng diễn ra hoàn toàn lặng thầm, không có chiến tuyến, rất ít luật lệ và cũng không có dấu hiệu là sắp kết thúc.
Trong cuộc chiến đó, đạn không bắn ra, súng không tham chiến, hai bên không có thương vong - ít nhất là cho đến thời điểm này. Thế nhưng Mỹ, và nhiều nước khác, vẫn coi đó là một chiến trường thực thụ, nơi họ so kè với nhau để giành ngôi vị bá chủ trong không gian mạng, và những hacker chuyên nghiệp được tuyển dụng để tham chiến với tư cách "các chiến binh số".
Quân đội Mỹ dự định thành lập 133 đơn vị "thực thi các nhiệm vụ mạng" trước 2018. |
"Ngoài biển, đất, trên trời và không gian, giờ đây người ta có thêm một trận địa mới là mạng", người phát ngôn của Trung tâm chỉ huy không gian mạng (Quân đội Mỹ) Charlie Stadlander cho biết. "Mạng là một phần tất yếu của các chiến dịch quân sự và cần được coi như vậy".
Khi mà các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ ngày càng lo ngại trước sự nổi lên của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên trên không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một chiến lược mạng mới vào tháng 4 năm ngoái, đồng thời tăng cường các hoạt động của mình kể từ sau đó.
Gây dựng một đội quân số
Trong chiến lược mạng của mình, quân đội Mỹ đề xuất thành lập 133 đơn vi thực thi "các nhiệm vụ mạng" trước năm 2018. 27 đơn vị trong đó được định hướng để hỗ trợ các nhiệm vụ có "giao chiến" bằng cách "tạo ra các tác động mạng để hậu thuẫn cho chiến dịch chung". Lực lượng chiến binh số này bao gồm khoảng 4300 binh sĩ, nhưng chỉ có khoảng 1600 người thuộc nhóm "nhiệm vụ giao chiến", tức là có thể tấn công vào các hệ thống mục tiêu. Các đối trọng chủ yếu của họ sẽ là "đội quân chiến tranh mạng đặc chủng" của Trung Quốc, đơn vị bí mật Bureau 121 của Triều Tiên, các nhóm hacker như Anonymous hoặc các băng nhóm tội phạm mạng lớn...
Một số nhiệm vụ khác mà họ được giao là xâm nhập vào mạng lưới của những tổ chức như ISIS, phá hủy các kênh liên lạc, chặn các thiết bị kích nổ từ xa thông qua điện thoại di động, hay thậm chí còn là "cố gắng thâm nhập vào đầu não của kẻ thù".
Những cuộc tấn công trên mạng hoàn toàn có thể tạo ra tác động lớn ngoài đời thực, và quân đội Mỹ thực sự nhận thức được điều này. Năm 2009, Mỹ và Israel được cho là đã lây nhiễm mã độc Stuxnet cho mạng máy tính tại Iran để phá hủy gần 1/5 các cơ sở hạ nhân của nước này. Mới đây nhất, hồi tháng 2, các hacker đã được huy động chống lại ISIS, trong lúc quân đội tiếp tục giao chiến ngoài trận địa.
"Ngoài đời, chúng ta ném bom thì trên không gian mạng, ta cũng có thể thả bom số tương tự", một vị tướng cấp cao tiết lộ trên NPR.
Việc Bộ Quốc phòng Mỹ thuê chuyên gia để phòng thủ trên không gian mạng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi các hệ thống mạng của chính phủ và quân đội nước này bị tấn công thường xuyên bởi tin tặc nước ngoài.
Tuy nhiên, khác với chiến sự thông thường, bí mật thông tin là tối thượng đối với chiến trường số. Kẻ thù nếu biết Mỹ đang phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới thì phải mất vài năm để phát triển một vũ khí đáp trả tương ứng, nhưng đối với một cuộc tấn công mạng, miếng vá lỗi có thể được phát triển chỉ trong vài ngày.
Giáo trình đặc biệt
Dù vậy, quân đội Mỹ vẫn hé lộ phần nào năng lực của mình bên trong các tài liệu huấn luyện, các bài thuyết trình, cũng như số ít bài báo do chính các cây bút của họ viết ra. Có lẽ một trong những ấn phẩm quan trọng nhất về chiến tranh mạng của Mỹ đã được công bố hồi tháng 2/2014, nhưng rất ít người biết đến nó. Có tên gọi "Tài liệu hướng dẫn quân đội cho các hoạt động mạng điện tử 3-38", văn bản này tự nhận là "tài liệu huấn luyện đầu tiên" hợp nhất các kiến thức và kỹ năng quan trọng về hoạt động mạng lưới, chiến tranh điện tử và tình báo vào trong một tập hồ sơ dày 96 trang.
Trong FM3-38, Quân đội Mỹ định nghĩa các hoạt động an ninh mạng tấn công là "Những hành động nhằm khuếch trương sức mạnh bằng việc huy động lực lượng tham gia, hoặc thông qua không gian mạng", tuy nhiên được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là các chiến binh số có thể làm gì để tác động đến chiến trường đời thực? Câu trả lời là khá nhiều, theo như Tài liệu này. "Một cuộc tấn công mạng có thể được triển khai song song với các biện pháp tấn công khác, "nhằm đánh lừa, làm suy giảm hoặc phá hủy một hệ thống phòng thủ không quân của kẻ địch cụ thể, cũng như hầm trú an toàn của quân địch".
Các nhiệm vụ mạng có thể tác động rất lớn đến chiến địa thực tế |
Lấy thí dụ, tài liệu này đưa ra một hệ thống radar cảnh báo sớm của kẻ địch như là một mục tiêu. Nếu như các binh sĩ có thể truy cập vào bên trong hệ thống này thì họ có thể phá hủy hoặc làm nó suy yếu. Đây là một bài tập thực tế đã được áp dụng hồi tháng 3 vừa qua, theo Fort Gordon Globe. Hành động như thể mình đang ở chiến trường thật, các chiến binh số phải hành quân đến mục tiêu - một hệ thống điều khiển phòng thủ không lưu mô phỏng của kẻ địch - sau đó tìm kiếm mạng không dây tại đó, tìm cách khai thác để xâm nhập.
Nếu như họ thành công trong việc vô hiệu hóa hệ thống radar này, quân đội sẽ chẳng cần phải huy động máy bay tàng hình nữa. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn cũng gợi ý một số hệ thống khác mà các hacker quân đội có thể "xem xét xâm nhập", chẳng hạn như mạng điện thoại, máy chủ, hay smartphone của kẻ địch
Theo VietNamNet
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.