Bước tiến lớn trong việc chế tạo áo khoác tàng hình

Với thiết bị này thì sẽ chẳng còn lâu nữa, chúng ta có thể được khoác lên mình chiếc áo tàng hình một cách hoàn hảo.

Với thiết bị này thì sẽ chẳng còn lâu nữa, chúng ta có thể được khoác lên mình chiếc áo tàng hình một cách hoàn hảo.

Các nhà khoa học đang tiến đến một bước gần hơn trong việc tạo ra một chiếc áo choàng tàng hình giống như trong bộ phim Harry Porter. Lớp che phủ vừa mới được phát minh này có khả năng ẩn giấu các vật thể dưới ảnh hưởng của sóng điện từ.

Tất nhiên, chúng ta vẫn chưa thể tạo ra một chiếc áo choàng tàng hình thật sự, nhưng đây là một bước phát triển nền tảng có tiềm năng rất lớn.

Bước tiến lớn trong việc chế tạo áo khoác tàng hình - 1

Chiếc áo tàng hình thần kỳ trong bộ phim Harry Porter. Nguồn ảnh: bussinesinsider

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Kỹ thuật điện tử và Khoa học Máy tính Queen Mary của London đã làm việc với các chuyên gia trong ngành công nghiệp ở Vương quốc Anh để tạo nên một lớp phủ làm từ chất chiết xuất nanocomposite khúc xạ có tính dẫn điện. Lớp phủ này làm cho sóng điện từ bị phân tán trên bề mặt của đối tượng và không thể phản hồi lại. Về cơ bản, công nghệ này làm cho các đối tượng có bề mặt cong sẽ trở thành bằng phẳng dưới sự quan sát bằng sóng điện từ.

“Công nghệ này được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc quang học chuyển đổi (transformation optic). Nguyên tắc này là nền tảng chính trong việc tạo ra một chiếc áo choàng tàng hình thật sự”, giáo sư Yang Hao, tác giả của công trình nghiên cứu cho biết. "Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng kỹ thuật này chỉ hoạt động tại một tần số sóng nhất định. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải tiến để cho nó có thể hoạt động ở những tần số rộng hơn”.

Khi lớp chất liệu này phủ lên bề mặt có hình dạng cong lồi lõm, nó sẽ khiến chúng ta  nhìn thấy ảo giác rằng nơi đó hoàn toàn bằng phẳng và không có vật thể nào.

Bước tiến lớn trong việc chế tạo áo khoác tàng hình - 2

Nguyên lý hoạt động của vật liệu vô hình. Nguồn ảnh: bussinesinsider

Ánh sáng là những bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người (tức là từ khoảng 380 nm đến 700 nm). Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon. Mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, do dao động nhiệt của các phân tử hay nguyên tử hoặc các hạt cấu tạo nên chúng, với năng lượng bức xạ và phân bố cường độ bức xạ theo tần số phụ thuộc vào ở nhiệt độ của vật thể, 

Những ý định chế tác áo tàng hình trước đây nhằm uốn cong các tia sáng xung quanh vật thể sao cho chúng không thể phát tán và phản chiếu. Áo tàng hình lần này nhằm xóa đi sóng ánh sáng phủ ngoài vật thể để nó không đến mắt người quan sát.

Vào tháng 9 năm 2015, Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ), đã phát triển một loại công nghệ tàng hình có khả năng phản xạ ánh sáng nhằm ẩn giấu các vật thể. Họ sử dụng chất nanoantennas vàng để "thay đổi tuyến sóng ánh sáng phản xạ”. Khi đó, các vật thể được bao phủ sẽ hoàn toàn vô hình khi những phân tử phân cực của vàng được kích hoạt. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng của công nghệ này khá hạn chế vì những phân tử phân cực chỉ dày 80 nanomet và chỉ đủ lớn để bao bọc một vài tế bào sinh học.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.