Chữa vết thương hiệu quả hơn bằng da... người chết

Các nhà khoa học Anh phát hiện, da trích lấy từ các tử thi có thể giúp hàn gắn những vết thương nặng ở người còn sống, chẳng hạn như vết bỏng hay những chỗ loét đau đớn, hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học Anh phát hiện, da trích lấy từ các tử thi có thể giúp hàn gắn những vết thương nặng ở người còn sống, chẳng hạn như vết bỏng hay những chỗ loét đau đớn, hiệu quả hơn.

da người chết, người sống, liền vết thương, bỏng, lở loét

Suốt nhiều thập kỷ qua, giới khoa học đã phát triển được các sản phẩm thay thế da thật ngày càng hiệu quả để hỗ trợ điều trị vết thương. Những sản phẩm này cố gắng bắt trước thể mẹ ngoại bào - "giàn giáo" tạo thành từ các protein và hợp chất, giúp gắn kết các tế bào với nhau.

Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện tập trung vào việc sử dụng da thật. Một nhóm nghiên cứu do kỹ sư sinh học Ardeshir Bayat thuộc Đại học Manchester (Anh) đứng đầu, đã thử nghiệm dùng da trích lấy từ các tử thi và được khử độc bằng thuốc kháng sinh.

Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng một hỗn hợp gồm các chất tẩy rửa, enzym và những hóa chất khác để loại bỏ các tế bào khỏi da, nhằm khiến hệ miễn dịch của người nhận ít khả năng phản ứng cũng như dẫn đến tình trạng cơ thể từ chối phần da cấy ghép hơn. Cụ thể là, họ đã thải loại lớp trong cùng của da người chết - lớp chân bì chứa các mạch máu, đầu mút dây thần kinh, nang lông và tuyến mồ hôi - và để chừa lại khuôn protein của chúng.

Tiến sĩ Bayat ví những gì còn lại với một xác nhà trống rỗng, không có đồ đạc. Điều này sẽ dễ dàng hơn việc "đưa người tới ở, rồi mới xây nhà từ đầu". "Tương tự như vậy, lớp chân bì bị tước bỏ tế bào cung cấp một giàn giáo để cơ thể người nhận có thể nỗ lực đưa các tế bào của chính nó tới trú ngụ", ông Bayat giải thích.

Theo tạp chí Plos One, trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã lấy đi 4 mảng da nhỏ, có kích cỡ khoảng 5mm từ cơ thể của 50 người tình nguyện khỏe mạnh. Một trong các vết thương được cho tự liền, một vết thương khác được tái gắn mảng da của chính nó, vết thương thứ ba được cấy ghép sản phẩm thay thế da nhân tạo và vết thương thứ 4 được ghép da người chết đã qua xử lý.

Kết quả cho thấy, da trích lấy từ tử thi có tác dụng tốt nhất trong việc kích hoạt sự phát triển các mạch máu mới làm liền vết thương. Lớp da này cũng phát triển khỏe mạnh như da ban đầu của chính người nhận.

Nhờ cách chữa trị mới, một bệnh nhân 92 tuổi, có một vết lở loét "cứng đầu" suốt 20 năm qua, thậm chí đã liền được vết thương chỉ trong vòng 4 tuần.

Kỹ thuật như trên cũng có thể được dùng để tái tạo mô sẹo. Ưu điểm của việc dùng da người chết so với da nhân tạo là cơ thể cảm thấy thân thuộc với cấu trúc của nó.

Tiến sĩ Bayat và các cộng sự đã lên kế hoạch thử nghiệm phương pháp mới trên nhiều bệnh nhân hơn nữa cũng như tăng thêm kích thích điện để xem liệu điều này có tăng tốc quá trình hàn gắn vết thương hay không. Họ tin rằng, phương pháp mới có thể sớm được dùng để chữa trị các vết thương không tự hàn gắn dễ dàng, vốn khiến chỉ riêng nước Mỹ cũng tiêu tốn tới 25 tỉ USD mỗi năm.

Theo Tuấn Anh
VietNamNet

Bình luận